Truyện gay: Destiny – Định mệnh – Chap 3 – 4: Đăng
Tác giả: Isaactran_36

Email cũ bị mất. Các bạn có truyện muốn đăng vui lòng gửi truyện về truyengay2021@gmail.com. Nhớ ghi rõ Tên truyện, chương nào.
Từ ngày bị đe tôi sợ lắm. Đi học mặc 2, 3 lớp quần, đi ngang qua tụi nó tôi chả dám nhìn. Nhìn lỡ tụi nó viện cớ tôi đá đểu nên xông vô hội đồng tôi thì sao. Mà cũng lạ, từ lúc tôi hù méc cô Lệ tụi nó buông tha hẳn cho tôi với Đăng. Buông tha cũng đúng. Trong lớp tụi “trai thẳng” học giỏi lý hoá, chẳng hiểu sao chúng nó sợ tiếng Anh kinh khủng.
Lần nào kiểm tra thay vì đánh trực tiếp vào answer sheet, tôi đánh vào đề để mua lấy sự bảo kê của một số đứa, chắc tại tụi nó biết tôi còn chút giá trị nên tạm tha. Từ ngày tụi nó tha cho tôi, tiện tha luôn cho thằng Đăng, thằng Đăng với tôi thân nhau hẳn ra, cả ngày cứ lẽo đẽo theo tôi suốt. Nhiều lúc thấy phiền tôi giả vờ đuổi khéo.
– Đăng nè! Tí nữa về trước đi nhé. Thanh đi họp đội tuyển.
– Đăng chờ Thanh họp xong về luôn.
– Khùng quá! Biết mấy giờ xong mà chờ.
– Không sao, trưa nay Đăng rảnh.
– Dẹp, về ngay không ba má chờ.
– Đăng sợ …
– Sợ cái gì? Sợ đám thằng Vinh hả? Cả tháng nay nó có làm gì Đăng đâu. Với lại Đăng cứ theo Thanh vậy mang tiếng chết.
– Thanh không cho Đăng theo trước mặt thì Đăng theo sau lưng cũng đc.
– Trời ơi! Làm chi cho khổ vậy trời. Thôi thôi. Trễ giờ Thanh rồi, Đăng muốn theo hay về tuỳ Đăng, làm sao thì làm, Đăng để cả trường đồn ầm lên về mối quan hệ vớ vẩn này đi, lúc đó người bạc đãi Đăng là Thanh chứ không phải tụi thằng Vinh đâu.
– Thanh để Đăng đi theo đi mà.
– Nhưng theo để làm gì? – tôi bắt đầu nổi nóng.
– Muốn chăm sóc Thanh, coi như lời cám ơn của Đăng về lần trước.
– Cái gì? Nói lại nghe xem?
– Đăng muốn cám ơn Thanh vì hôm trước. Cho Đăng theo, Đăng sẽ chăm sóc Thanh – nó phân trần.
– Cái gì? Ai chăm sóc ai? Anh chăm sóc tôi hay tôi chăm sóc anh? Nói cho bé nghe nè. Bé để thời gian đó học hành, rồi tự lo cho bản thân là tôi mừng muốn khóc rồi. Bản thân tôi tự lo được không cần ai quản thúc – Nói rồi tôi vơ vội đống tập trong hộc bàn đi cho nhanh để cắt cái đuôi đó.
Họp đội tuyển xong, tôi giật mình đánh thót khi nó vẫn ngồi lù lù ngoài cửa.
– Cái quái gì vậy trời? Biết bây giờ mấy giờ rồi không? Ông không thương bản thân thì cũng phải thương ba má chứ. Ba má ông sẽ lo thế nào khi gần 1 giờ rồi ông vẫn chưa về. Trời ơi! Chắc tôi điên lên mất.
– Má Đăng đi học tiếng Anh, ba Đăng đi làm, có ai ở nhà đâu mà lo. Rảnh không, qua Đăng ăn trưa đi.
Không ngờ ba mẹ mình bỏ nhau, nhưng ít ra mình vẫn có mẹ lo lắng, còn Đăng, có bố có mẹ đàng hoàng mà ông đi đường ông, bà đi đường bà như thế thì có cũng như không. Thấy nó chờ mình cả tiếng, hơn nữa 2g chiều đội tuyển Anh cũng bắt đầu học nên ghé nó nghỉ chân, đỡ tốn một bữa cũng được.
Kể từ ngày đó ngày nào nó cũng như chú cún ngoan hiền đi theo tôi. Không dúi cho tôi cái kẹo cũng gói cho tôi cái bánh, ngày nào học tăng tiết không nói, hễ dắt xe về là thấy nó đứng sẵn ngoài cổng đợi tôi. Riết đám thối mồm trên lớp cứ vậy mà đồn ầm lên.
– coi kìa, coi thằng Đăng kìa! Nó yêu thằng Thanh quá rồi.
– yêu chó gì, dựa hơi thì có.
– nghe nói nhà thằng Đăng giàu lắm. Có khi nào…
– ừ, cũng nghi lắm, mà thằng Đăng nhìn ngu bỏ mẹ. Thằng Thanh nó khôn vậy chắc nhắm được mối hời.
Bực mình tôi quát lên :
– Ừ, hời lắm, sao không đứa nào đi quen với nó dùm tao đi. Tụi mày chỉ được cái mỏ, tụi mày cũng khôn đó, đi hốt nó luôn dùm tao tao cám ơn.
Cơn tức trào lên lấn át hết lý trí, tôi cố bao biện cho bản thân, không ngờ những lời đó lại làm tổn thương một người đơn giản như Đăng đến vậy.
Hôm đó Đăng không chờ tôi về chung nữa, trong lớp thấy tôi Đăng tránh đi chỗ khác. Tôi là một đứa có cũng được mà không có cũng chẳng sao, hơn nữa, trước giờ tôi quan niệm Đăng là người theo tôi nên không có Đăng tôi đỡ phải lằng nhằng. Nhưng nào ngờ, càng tỏ ra cứng tôi càng cảm thấy yếu mềm. Những giờ ra chơi trước tôi chả bao giờ phải xếp hàng để mua đồ ăn cả vì trong hộc bàn lúc nào cũng có sẵn cơm tấm hoặc bánh cuốn.
Giờ tiếng trống ra chơi đối với tôi là thứ âm thanh vô cùng kinh khủng. Vì sau tiếng trống đó là một đàn những tên giặc đói đổ xô xuống để mua cho được chút đồ lót dạ. Phải nói điều kiện trường học thời đó khá tệ, giành giật mua được hộp cơm thì hết bả nó giờ ra chơi và thế là tôi lại bị đói. Hễ cứ đói là cơn đau lại lên, tôi chẳng làm được gì khác ngoài gục đó ôm bụng.
Sau ngày đó, tôi cũng mất đi chỗ dừng chân mỗi thứ 6 học đội tuyển. Có những hôm bị tụi hút chích gần trường quan sát, có hôm không có tiền ăn trưa phải vật vã nhịn đói. Chỉ khi đó tôi mới nhận ra sự tồn tại và lòng tốt bấy lâu của Đăng. Nhưng có lẽ trên đời chỉ có đứa lòng chai dạ đá, điên điên khùng khùng duy nhất như tôi. Vì tự ái tôi không thèm xin lỗi, vì cái tôi to lớn tôi mặc kệ Đăng. Cho đến một ngày Đăng buộc lòng phải lên tiếng trước.
– Nè, bộ một câu xin lỗi khó vậy sao?
– Xin lỗi cái gì? Làm gì phải xin lỗi – tôi trả treo.
– Bộ tim ông bằng đá hay sao mà nói ra được mấy lời đó, ông là người thông minh mà. Sao nói gì ra không suy nghĩ gì hết vậy?
– Giờ suy nghĩ thì suy nghĩ cái gì? Ông muốn tôi phải nói gì cho ông? “Ờ, Đăng là người yêu tao đó, tao có trách nhiệm phải nâng niu, yêu thương và nói những lời không được chạm tự ái nó” vậy mới không bị ai đó giận à?
– Ông ác lắm Thanh, bằng đó việc tôi làm cho ông không đủ để ông nhận ra tình cảm tôi dành cho ông sao?
– Cái gì kia chứ? Nhắc lại lần nữa nghe coi. Tình cảm gì? Chúa ơi! Em xin anh, anh tha cho em – tôi nói giọng bỡn cợt.
– Ông … Ông …
– “ông … Ông … Ông” cái gì? – tôi đầu lên giọng.
– Ông cút đi cho khuất mắt tôi – Đăng nói.
– Nè! Nói cho mà nghe. Trong trường hợp này tôi mới là người cần nói ra câu đó nhé!
Nói ra câu đó, tôi biết tình bạn của tôi và Đăng đến đây dường như có gì đó rạn nứt.
Mấy ngày sau, vì biết Đăng có để ý mình nên lúc nào trong đầu tôi cũng quẩn quanh những ý nghĩ : không được để nó cười trên nỗi đau của mình, không được để nó thấy mình đói, mình khổ. Không có cơm hay bánh cuốn của nó Thanh đây không chết. Cứ thế tôi mua đồ ăn trước ở nhà, vào lớp tôi cởi mở cười giỡn với tất cả mọi người – trừ nó.
Tôi biết nhiều lúc nó muốn bắt chuyện với tôi lắm, nhất là lúc kiểm tra môn Anh nhưng “cút hả con”, giờ anh coi ai là đứa xứng đáng để nói câu đó. Nghĩ thế tôi hả hê lắm, nó càng ủ dột tôi càng hả hê. Nhưng khổ quá, nó có nghĩ thế đâu, nhiều ngày nó chặn tôi ở cửa để đầu đuôi ngọn ngành nhưng tôi lấy cớ bận hoặc chưa để nó lên tiếng tôi đã gạt nó qua một bên để đi qua (nghĩ lại sao thấy mình đàn bà thế không biết).
Cho đến một ngày Đăng tìm qua nhà tôi, Đăng đưa cho tôi lá thư xong lặng lẽ ra về. Bực mình tôi vo vún bức thư ném thẳng vào góc xem như không có.
Ngày hôm sau đi học, nó ngồi bàn đối diện cứ nhìn qua xem tôi thế nào, nhưng quả thật mặt tôi vẫn lạnh tiền : không cười, không khóc, không hề biểu hiện một chút cảm xúc. Mấy ngày liền dường như không chịu nổi nữa nó đành chống nạnh đứng chặn tôi bằng được ở bãi giữ xe.
– tôi nhớ không lầm ông đuổi tôi rồi mà. Giờ tôi phải làm sao nữa mới vừa lòng ông đây? Tui chui dưới lòng đất nhé hay để tôi bay qua đầu ông?
– Thanh đọc lá thư chưa?
– Chưa, còn gì nữa để mà đọc. Còn gì nữa để mà quan tâm. Tóm lại ông cần một lời xin lỗi thôi đúng không? Ok. Tôi xin lỗi ông. Đồng thời cám ơn rất nhiều về mấy bữa sáng ông mang cho tôi nhé! Tôi không phải đứa ăn không của ai cái gì. Đã đến nước này thì mỗi ngày tôi sẽ nhịn ăn sáng để trả tiền đó lại cho ông. Vậy là được rồi đúng không?
Đăng không nói gì, bỗng nó vò đầu, bứt từng mảng từng mảng tóc, mặt nó đỏ bừng khiến tôi sợ tím tái.
– Giờ ông muốn tôi phải làm sao nữa thì mới vừa lòng ông đây? Xin lỗi cũng xin lỗi rồi. Giờ muốn tôi phải làm sao? – tôi bồi thêm.
– làm ơn, làm ơn đọc lá thư đi, Đăng không muốn tổn thương Thanh.
– đọc lá thư thôi là được chứ gì? Lạy Chúa! Làm hết cả hồn, tưởng bầm mắt rồi chứ. Giờ tránh ra cho tôi về đọc lá thư được chưa? Khổ quá! – vừa nói tôi vừa lách qua nó để đi về (sợ hết hồn).
Về đến nhà tôi lục cái sọoc rác, chỗ mà hôm qua tôi ném lá thư. Lạy hồn! Sọoc rác trống không, tôi lao thẳng xuống nhà hỏi mẹ.
– Mẹ, cái thùng rác trong phòng con mẹ đổ rồi à?
– tao chửi cho bây giờ, mày ăn uống xong rác rến không đổ đi thì để làm gì. Mà mày lớn rồi, rác rến, quần lót quần liếc gì tự lo dọn dẹp đi nghe chưa? Không phải để tao hầu hoài đâu. Mỗi lần đụng vô thấy phát gớm.
– cái gì vậy? Quần lót chứ có cái gì đâu mà gớm. Mà hôm nay xe rác đổ chưa mẹ?
– đổ từ trưa rồi. Mà mày vất cái gì trong đó. Đấy! Tao bảo rồi. Anh em chúng mày ăn ở không có trật tự là nó vậy đấy, sống gọn gàng gì giờ đâu có phải khổ vậy đâu… – mẹ tôi bắt đầu bài ca chì chiết.
Mẹ còn đang nói, tôi thấy mệt quá nên bỏ lên lầu nằm. Không biết thằng Đăng nó viết cái gì trong đó.
Ngày hôm sau đi học, tôi tính dùng lời lẽ lạnh lùng nhất để báo Đăng biết lá thư mất rồi nhưng … hôm nay Đăng không đi học. Tôi nghĩ đơn giản, chắc nay nhà nó có việc nên nghỉ, nay nghỉ thì mai đi. Nhưng rồi mai, mốt nó cũng chẳng đi. Bắt đầu thấy hoảng hốt, tôi vò đầu bứt tóc suy đoán : “chẳng lẽ nó buồn quá mà nó ốm sao?” hay “nó đi về lo suy tính điều gì không để ý nên bị tai nạn. Mà cũng kỳ, bị gì thì bà Dung chủ nhiệm phải nói để biết đường thăm nuôi chứ. Lạ kỳ”.
Đang ngồi vẩn vơ suy nghĩ thì ông thầy Đang dạy toán kêu tôi lên sửa bài. Thất kinh hồn vía tối lật lật cuốn sách, hỏi con Thuỷ ngồi kế ổng kêu tôi giải bài nào. Con Thuỷ nhắc tôi nhưng do tôi dốt toán nên dù hiên ngang hay khúm núm lên bảng tôi chẳng biết làm, hậu quả được được chĩnh chiện ngồi ngay vào sổ đầu bài với lý do không tập trung trong giờ học, đồng thời không quên bồi cho một câu xỉa xói :
– thằng Thanh học Anh văn nhiều quá nên chắc quên hết công thức Toán. Cả lớp phải cảm cho nghe không? Mà tôi cảnh cáo biết, bay thi HSG nhiều vô, mốt thi chuyển cấp toán lấy 1đ đủ rồi. Đủ xét tuyển trường dân lập Duy Tân đó. Lo mà liệu hồn đi nghe không!
Nghe ổng lèm bèm bài ca đó mà tôi phát bực, nhưng cuối giờ tôi vẫn quyết định đi gặp cô Dung để hỏi chuyện của Đăng.
Chờ mãi cũng xong được tiết giáo dục công dân dài lê thê, tôi lao mình xuống cửa phòng Giáo viên để canh chờ cô Dung. Vừa thấy dáng cô lấp ló ở cầu thang, tôi chạy như bay về hướng đó gấp gáp hỏi :
– Cô ơi! mấy nay Đăng nghỉ học liên tục, cô biết tại sao không ạ.
– Em qua nhà Đăng thường xuyên em không biết sao hỏi cô. Với lại em hỏi chuyện của Đăng làm gì?
– Dạ, con hỏi để biết đường chép bài hay photo đề cương cho Đăng học cho kịp thi ạ.
– Có lẽ từ giờ em không phải chép bài hay photo tài liệu cho Đăng nữa đâu. Mà em nữa, em học tốt mấy môn khác mà sao môn toán em ẹ dữ vậy. Nãy tôi mới nghe thầy Đang phàn nàn là dạo này em học hành lơ đãng lắm. Toán cũng là một môn thi chuyển cấp đó. Em lo học cho đều đi nghe không?
– Dạ, mà cô ơi … Đăng đi đâu hay sao mà không cần em chép bài nữa? Đăng bị bệnh à?
– Là bạn bè mà lại gần nhà nữa, em nên tự tìm hiểu thì tốt hơn – nói xong, cô Dung bước một mạch vào phòng Giáo viên.
—————
Thuộc truyện: Destiny – Định mệnh – by Isaactran_36
- Destiny - Định mệnh - Chap 2: "Học" và "Vô học"
- Destiny - Định mệnh - Chap 3 - 4: Đăng
- Destiny - Định mệnh - Chap 5: Lá thư
- Destiny - Định mệnh - Chap 6: LẦN ĐẦU CŨNG LÀ LẦN CUỐI
- Destiny - Định mệnh - Chap 7: TIỄN BIỆT
- Destiny - Định mệnh - Chap 8: GẶP ANH
- Destiny - Định mệnh - Chap 9: ANH TÂM
- Destiny - Định mệnh - Chap 10: THEO ANH
- Destiny - Định mệnh - Chap 11: PHIỀN
- Destiny - Định mệnh - Chap 12: CƯỚP!
- Destiny - Định mệnh - Chap 13: BIẾT NHÀ
- Destiny - Định mệnh - Chap 14: ĐIỆN THOẠI
- Destiny - Định mệnh - Chap 15: DỊCH
- Destiny - Định mệnh - Chap 16: GHÉT và XEM THƯỜNG
- Destiny - Định mệnh - Chap 17: NHỚ
Leave a Reply