Truyện gay: Nhật ký của cậu Út – Giả sử con và cậu Út yêu nhau – Phần 17

Email cũ bị mất. Các bạn có truyện muốn đăng vui lòng gửi truyện về truyengay2021@gmail.com. Nhớ ghi rõ Tên truyện, chương nào.
– “Vậy cũng mừng! Cậu Út đi xa về đã mệt mà còn dầm mưa nên bệnh là phải”
– “Lâu rồi mới bệnh một lần cho đã!” – Tôi nói – “Cảm ơn Bình nghen!”
– “Có gì đâu Út” – Thằng Bình nói rồi quay sang nhìn thằng cháu tôi như định nói gì mà lại thôi, hắn quay lại nhìn tôi nói tiếp – “Phải cậu Út không bịnh tôi đưa đi đổ dớn cho biết. Thôi tui đi!”
“Thả dớn” và “đổ dớn” là một hoạt động của người dân vào mùa nước nổi. Dớn bao gồm những đoạn lưới bao lấy một cái khung dài hình trụ vuông hoặc tròn tuỳ vào sở thích của người làm dớn. Đem dớn ra thả xuống nước như con rồng dài quanh co nằm há miệng chờ thời, gọi là thả dớn. Cá tôm mùa nước nổi theo dòng nước mà chui vào trong lưới và sẽ bị mắc vào trong dớn không ra được. Chừng vài ba bữa, người ta sẽ đến vị trí thả dớn, thu dớn lên để thu hoạch gọi là đổ dớn. Thằng Thịnh giải thích cho tôi nghe như vậy. Thấy cũng thích quá ha. Tôi cũng muốn đi thả dớn đổ dớn.
– “Vậy chờ bữa nào anh Bình đưa Út đi!” – Thằng Thịnh ỉu xìu – “Con không biết coi nước, không biết chỗ thả dớn”
– “Thèm vậy thôi chứ Út bệnh mà đi đâu” – Tôi bùi ngùi nói – “Lần về sau chắc hết mùa nước rồi cũng đâu có đi được”
– “Út không đi công tác ngoài Bắc được không?” – Thằng Thịnh ngồi xuống giường
– “Chắc khó!” – Tôi đáp nước đôi
Thằng Thịnh chợt ngó lên mái nhà ra chiều suy nghĩ. Rối nó đứng lên lấy cho tôi cái quần đùi của nó để tôi mặc vào. Nó nhìn tôi lúi húi mặc quần sao cho không lộ mấy phần nhạy cảm trước mắt nó thì nhoẻn cười khó hiểu. Khi tôi mặc xong thì nó nói ngập ngừng:
– “Út để con ở coi nhà cho Út được không?”
Tôi nhìn ánh mắt khẩn khoản của nó, thấy trong đó hình ảnh của ba tôi nằm trong phòng cấp cứu. Ánh mắt cũng van nài khẩn khoản, bảo tôi đừng để cho bác sĩ mổ bữa hôm nay. “Ngày mai rồi hãy mổ nghen Út. Mổ bữa nay là ba chết đó! Mai ba khoẻ rồi hãy mổ”. Bác sĩ thì hối gia đình tôi ký giấy vì sắp hết thời gian, rề rà thêm sẽ không kịp. Chị Hai dưới quê chưa lên kịp còn anh Tư và anh Năm đều né không chịu ký cái tờ giấy đó. Lúc đó tôi không hiểu họ sao lại trốn tránh như vậy nhưng sau đó một tuần thì mọi sự đều thông tỏ. Hai anh tôi sợ cái cảm giác ăn năn dằn vặt khi tự tay mình ký cái tờ giấy mà sẽ dẫn đến cái chết của ba tôi vài ngày sau đó!
– “Ở nhà một mình đâu có ai nấu cơm cho mà ăn” – Tôi cười gượng gạo giấu đi giọt nước mắt định nhoè ra – “Ăn bờ bụi riết rồi ốm nhom ốm nhách…”
– “Con tự nấu được!” – Nó đưa tô cháo cho tôi – “Trưa nay con nấu cháo cho Út ăn thử coi sao hen?”
– “Ăn vô bệnh có nặng hơn không trời?” – Tôi đón lấy tô cháo rồi chọc nó
– “Bao có luôn!” – Thằng Thịnh giơ nắm đấm lên trời – “Bảo đảm bệnh ghiền sẽ nặng lên dữ lắm, ho ho!”
———————–
Đoạn 67 – Siêu phẩm truyện gay Nhật ký của cậu Út (full) Giả sử con và cậu Út yêu nhau
Vĩnh Hưng, ngày … tháng … năm 2013 (67)
Tối hôm qua, cả nhà cùng ngồi coi tuồng cải lương “Sân khấu về khuya”. Chị Hai tôi rất thích cải lương. Tôi thì không thích lắm, chủ yếu là bây giờ người ta hát ẹ quá, nghe không có hứng. Tuy không thích nhưng tôi hát cải lương cũng ổn lắm đó, hehe. Thằng Thịnh có lần nghe tôi nghêu ngao bài “Tình anh bán chiếu” thì nó khen tôi hát hay hơn mấy chú bác trong nhóm đờn ca tài tử mà anh rể tôi có tham gia. Mà thôi chuyện đó không liên quan.
Tôi muốn nói về cái tuồng “Sân khấu về khuya”. Anh chồng gặp lại vợ cũ, lòng còn lưu luyến tình cảm nhưng do đã có vợ mới rồi nên không tiện nấn ná lâu hơn. Cô vợ cũ bất chợt quỵ ngã vì lên cơn đau tim. Thế là anh chồng có “dịp” chăm sóc vợ cũ và hỗ trợ vợ diễn cho tốt vai tuồng trước khán giả. Chừng xong việc thì người vợ mới xuất hiện, nghe anh chồng giải thích thì có nói là: “Ông Lĩnh Nam, tôi thấy hết, tôi biết hết, ông kiêu hãnh, ông tự ái, ông không khi nào chịu quỳ phục trước người đàn bà. Nhưng may quá, bà ấy nghĩ ra cái bệnh đau tim ấy kịp thời quá”!
Chẳng biết bà vợ cũ đau tim thật hay là giả bệnh đúng lúc. Nhưng tôi thì bệnh thật. Và thế là thằng Thịnh cũng như nhân vật ông Lĩnh Nam trong cái tuồng kia, chắc nó đã quên mất những chuyện trong quán trà sữa để mà tận tình chăm sóc cho tôi, chẳng lảng tránh, tránh né gì tôi cả. Lúc coi đến khúc đó, tôi chợt quay nhìn nó đang nghệch mặt ra coi cải lương, thấy bình yên trong lòng lắm. Nét mặt hồn nhiên của nó khiến tôi thật sự bình yên. Nếu không có nó thì hẳn tôi đã không mau hồi phục đến vậy. Tôi chỉ phải nằm trần truồng giải nhiệt có một lần thôi, đến trưa hôm qua là khoẻ lại hẳn rồi. Nghĩ cũng hơi tiếc nhỉ, hì hì!
Có lẽ nên cảm tạ thằng Kha bác sĩ mới được. Không ngờ cái trò nhảm nhí của nó lại khiến cho thằng Thịnh cháu tôi tin là thật. Chứ nếu là cậu Út của nó thì… cũng giả bộ tin theo à, hihi. Ngu sao không tận dụng cơ hội để lại được nhìn ngắm những da thịt quyến rũ, những quả trái ngon lành! Thế mà hôm nay tôi lại phải lên xe về Sài Gòn rồi. Thằng Thịnh đưa tôi ra bến xe Mộc Hoá. Bất giác tôi nghía qua bên kia sông xem có ai đứng vẫy tay hay không. Thật tình cũng không có ngóng đợi gì thằng Bình mà chỉ là một phản xạ. Cũng may là chẳng có ai bên đấy. Tôi chợt thấy thằng Thịnh có chút gì đó không vui. Có lẽ là tôi nghĩ ngợi nhiều quá mà thôi! Tôi hay như thế lắm, tự nghĩ ra chuyện!
Hai cậu cháu ngồi ăn sáng cà phê chờ xe xuất bến. Chiều nay tôi có một cuộc họp khá quan trọng chứ nếu không đến chiều tôi mới về lại Sài Gòn. Tối qua chị Tám với thằng Bình có qua chơi thăm tôi và biếu cho tôi cái hũ cà na ngâm muối đường bự xự. Đôi khi, tình cảm của thằng Bình cũng hay hay, cứ êm đềm lặng lẽ như một cái bến đợi dành sẵn cho con thuyền hay trôi lang thang là tôi đây cập bến. Nếu không có thằng Thịnh và gặp được một người dành nhiều tình cảm cho tôi như thằng Bình, liệu tôi có tương lai gì với hắn ta không? Mà cũng không chắc là hắn yêu đương gì tôi, chỉ là do tôi nghĩ ngợi nhiều quá chăng? Hắn chưa thổ lộ tình cảm trực tiếp với tôi mà. Đôi khi sự thụ động cũng gây thiệt thòi cho chủ nhân nhỉ. Giả như hắn chủ động bày tỏ vào một thời gian và không gian phù hợp, chắc gì tôi đã chẳng lung lay…
– “Út! Đá tan hết rồi kìa!” – thằng Thịnh xen vào – “Sao không uống đi Út?”
– “Để đá tan ra cho bớt ngọt” – Tôi nửa đùa nửa thật – “Dưới này ăn đường thấy ớn thiệt. Nước ngọt mà cũng bỏ thêm đường nữa”.
– “Mốt Út nói trước để người ta khỏi bỏ”
– “Ừa” – Tôi đáp – “Chừng nào tựu trường vậy Thịnh? Tính chừng nào lên thành phố?”
– “Dạ hết tuần sau” – Nó đáp – “Chắc chừng đó con lên luôn”
– “Ừa, quen có Thịnh trong nhà nên mấy bữa con về quê Út cũng ít về nhà, về vắng teo cũng hơi chán” – Tôi nói bằng ánh mắt xa xăm
– “Cha con nói đúng, Út giống mẹ con thiệt!” – Thằng Thịnh nhìn tôi – “Nét mặt đã giống, tính tình, cách nói chuyện cũng giống. Hôm qua mẹ con cũng nói chừng con đi rồi cái nhà vắng teo”
Chị Hai tôi nói đúng. Mà chẳng cần bả nói tôi cũng có thể nhìn ra, thằng cháu tôi là đứa giàu tình cảm mà ít thổ lộ. Bữa nay sao tự nhiên nó chịu nói mấy lời tình cảm thế nhỉ? Nét mặt nó có chút gì đó gợn buồn. Hẳn là thời gian qua nó ở lì dưới này là do nó muốn làm cho chị Hai tôi vui. Nghĩ cũng đúng, chị Hai tôi chỉ gần nó được có 3 tháng là cùng. Tôi chiếm hữu con của bả 9 tháng còn lại. Thôi thì bớt tham lam một chút. Tôi nhìn cháu tôi rồi nói:
– “Ừa, thôi ráng ở chơi cho chị Hai bả vui, thủng thẳng rồi lên nghen Thịnh!”
Nói nghe hay vậy chứ, nếu hết tuần sau mà chưa thấy mặt nó chắc tôi phi ngay về cái xứ Vĩnh Hưng này “lôi cổ” nó lên quá! Tôi nhìn nét mặt cười gượng gạo của thằng Thịnh đang đưa tay vẫy vẫy chào tôi trong khi chiếc xe từ từ lăn bánh. Lần này thằng Thịnh đứng nhìn tôi rất lâu, cho đến khi cái dáng của nó chỉ còn mờ mờ thì tôi đã không còn nhìn nó nữa nên chẳng biết là nó vẫn cứ đứng đó hay không. Tôi bận nhìn gói thuốc đang uống dở và nhớ lại lời mấy cái kỉ niệm lan man của kì bệnh vừa qua. Cũng vui vui và sảng khoái, cứ thế mà từ từ đưa tôi vào giấc ngủ.
Trong cơn mơ, tôi thấy thằng Thịnh không để tôi một mình về lại Sài Gòn. Nó sợ Út bệnh không ai chăm sóc dọc đường. Tôi hạnh phúc khủng khiếp mặc dù biết rõ là mình đang mơ. Tôi biết rõ là vì lúc lên xe, băng ghế bên cạnh tôi vẫn còn trống. Thế nên tôi chẳng buồn vỗ vào mặt để kiểm chứng xem nhận thức đó là sai hay đúng. Cho nên, tôi cứ thế chẳng ái ngại gì, khẽ nắm lấy bàn tay thằng Thịnh, kéo về đặt lên đùi của mình. Tôi “cả gan” tựa hẳn đầu vào vai thằng Thịnh, miên man nhìn qua khung cửa kính. Những hàng cây xanh non lùi vùn vụt. Xa xa những hàng điên điển trổ bông vàng chanh thơ thớt. Cơn gió thu hây hây mát rượi ùa vào khung cửa, thổi tốc vào mặt tôi làm tôi đánh mất cơn mơ đẹp êm đềm.
Thực tại, tôi cũng đang tựa đầu vào vai của ai đó. Cái băng ghế trống ban đầu giờ đã có sự hiện diện của một hành khách. Hành khách đó thật kiên nhẫn, cứ để yên cho tôi tựa đầu vào vai mà mơ màng giấc mơ hạnh phúc, mà nhìn ngắm những hàng cây điên điển trổ hoa vàng, mà sảng khoái đón lấy những cơn gió thu mát dịu. Hành khách ân cần đó chính là thằng Bình, con chị Tám bênkia sông. Tôi hốt hoảng ngồi thẳng lưng lên, dịch ra một chút và hỏi hắn bằng nét mặt vẫn chưa tỉnh táo:
– “Ủa sao Bình lại ở đây?”
– “Tui cũng đi thành phố!” – Hắn trả lời với nét mặt mất đi đôi chút nét chất phác của những lần đầu gặp gỡ – “Thấy Út ngồi một mình nên ghé xuống ngồi chung”
———————–
Đoạn 68 – Siêu phẩm truyện gay Nhật ký của cậu Út (full) Giả sử con và cậu Út yêu nhau
Long An, ngày … tháng … năm 2013 (68)
Tôi thoáng bối rối quay nhìn ra cửa sổ. Vẫn là những hàng cây xanh rì cao vút lùi vùn vụt về phía sau. Vẫn là loáng thoáng những cánh đồng ngập nước lô nhô vài cụm điên điển hoa vàng. Vẫn là những căn nhà đơn lẻ, mái ngói mái tranh đan xen ẩn hiện trong không gian quê mùa. Vậy mà sao tôi vẫn cứ chăm chú ngắm nhìn? Tôi muốn tránh phải tiếp xúc hoặc là trò chuyện với cái vị “hành khách kiên nhẫn” đột nhiên xuất hiện bên cạnh mình. Tôi vẫn nhớ rất rõ, mình là người khách cuối cùng bước lên xe khi mà bác tài réo gọi những lời cuối cùng. Như vậy, hoặc là thằng Bình đã lên xe ngồi từ trước, hoặc là hắn lên xe tại một bến đỗ dọc đường lúc tôi đang ngủ. Nhưng tôi nghĩ đến khả năng đầu tiên nhiều hơn.
– “Út thích cảnh mùa nước nổi lắm hả?”
Thằng Bình cất tiếng hỏi. Hoá ra, hắn có thể “lì lợm” để mặc tôi tựa đầu vào vai biết bao lâu nhưng lại khá thiếu kiên nhẫn trước sự tảng lờ của tôi. Tôi quay sang nhìn hắn, khẽ mỉm cười gật đầu rồi lại quay mặt về vị trí cũ, tiếp tục ngắm nhìn lơ đãng những cảnh vật làng quê trôi vùn vụt về phía sau. Gió ngoài khung cửa sổ lùa vào khiến tôi ríu mắt lại. Nhưng vẫn cứ để mắt mở toang tỏ vẻ chăm chú ngắm nhìn. Bác tài chắc cũng thông cảm với sự chịu đựng của tôi hay sao mà chợt ngừng xe lại. Hoá ra có ai đó muốn đi vệ sinh.
– “Út có muốn đi tiểu không?” – Thằng Bình lại lên tiếng
Tôi lại quay sang nhìn hắn mỉm cười như cũ, chỉ khác lúc nãy là lắc đầu chứ không gật đầu. Bên kia đường, qua ô cửa sổ đối diện bên ghế tôi ngồi, có một bến đò nhỏ. Đúng lúc có hai con đò cùng cập bến nên một con đò phải ngưng lại chờ con đò may mắn đến trước trả xong khách rồi đón khách khác lên mới rời đi. Những người dân miền Tây hiền hậu chất phác, áo bà ba nhiều màu sắc thoắt tụ thoắt tan trên bến đò. Chiếc xe của tôi từ từ rời đi mà sao tôi vẫn cố nhìn về bến đò ấy đầy lưu luyến. Nhìn ánh mắt luyến tiếc của tôi khi cái khung cửa sổ đối diện không thể chứa được hình ảnh bến đó trong ấy, thằng Bình lại cất tiếng lần nữa:
– “Út nghĩ coi mình là cái bến hay là con đò?”
Tôi nhìn hắn thoáng ngạc nhiên trong đầu. Sao một tên nông dân thuần hậu chất phác như hắn lại có một câu hỏi tinh tế đến thế? Ừ nhỉ, nếu phải trả lời cho câu hỏi ấy, tôi sẽ chọn mình là con đò hay cái bến đây? Cách xử lý tốt nhất trong tình huống này là chuyển câu hỏi ấy về cho khổ chủ:
– “Vậy Bình là gì, con đò hay cái bến?”
– “Tui là con đò đến sau” – Hắn khẽ cười khi tôi hỏi lại như vậy và từ tốn đáp – “Vì lý do gì đó, con đò này đến sau nhưng lại muốn cập bến hơn là con đò đến trước”
– “Sao Bình nghĩ con đò đến trước không muốn cập bến như con đò đến sau?”
– “Út nhìn thấy số khách trên đò không?” – Hắn nói chậm rãi
Thằng Bình nói rằng, con đò đi trước nhận ít khách hơn nhưng do đến lúc phải cập bến bên kia nên phải rời bên này trước. Tuy chở nhẹ mà lại đi chậm hơn và cập bến nhanh hơn có chút xíu. Vì ít khách nên trả khách nhanh hơn và lưu lại bến cũng ít hơn để còn quay trở lại cái bến bên kia. Thú thật, tôi chẳng nhìn tường tận được diễn biến của hai con đò ấy. Nhưng qua những lời của thằng Bình, tôi cũng nhận thấy chút gì đó hợp lý và thoang thoảng buồn. Cái bến, con đò sao như cuộc đời con người vậy? Nếu hắn ngụ ý mình là con đò đến sau thì hẳn tôi cũng được ngụ ý là cái bến rồi. Tôi nhún vai cười và nói:
– “À, như vậy tui là con đò đến trước rồi!”
– “Không phải Út là cái bến bên này sao?” – Hắn hỏi với vẻ gì đó hơi thất vọng
– “Không! Tui là con đò đến trước. Không có duyên với cái bến đó mà duyên của tui chờ tui ở cái bến bên kia” – Tôi cười nhàn nhạt – “Nhưng ông trời cứ định con đò là phải lưu lạc qua nhiều bến nước. Tui biết mình nên ở bến nào thì thích hợp nhất. Chỉ là không thể chống lại số mệnh mà thôi”
– “Vậy thì ai là cái bến bên này?” – Hắn nhìn tôi chăm chăm và hỏi
– “Tui đâu có quan tâm cái bến đó nên có là ai thì tui cũng chỉ chăm chú về cái bến bên kia!”
– “Út cố ý bẻ cong sự thật thôi” – Thằng Bình thôi nhìn tôi mà nhìn về phía trước thở dài một tiếng rồi giọng nói chậm rãi lại vang đều – “Sao Út cứ phải cố chấp để rước vào thân mình những trắc trở khó khăn?”
– “Chỉ là ví von thôi mà, sao nghiêm trọng làm gì vậy?” – Tôi dịu giọng – “Tại tui nghe Bình ví von thì nghĩ tui cũng giống con đò đến trước”
– “Út thông minh, hiểu chuyện lắm!” – Thằng Bình lại quay sang tôi nhìn chăm chú – “Đến nỗi muốn giấu sự thông minh, hiểu chuyện ấy rất là khó, Út có thấy vậy không?”
– “Sao khen tui dữ vậy?” – Tôi giả cười gượng gạo – “Nói quá tui tưởng mình như vậy thiệt à nha! Hihi”
– “Út ơi, thằng Thịnh là con đò đến trước, tui là con đò đến sau!” – Thằng Bình chợt nói bằng giọng hết sức rõ ràng – “Còn Út dĩ nhiên phải là cái bến”
– “Tại sao… như vậy?” – Tôi biến sắc lắp bắp nói
Tiếng xe cứ rồ rồ cộng với gió thổi ào ào vào ô cửa sổ mà sao tôi nghe rõ mồn một từng lời nói của thằng Bình. Tôi cứ tưởng mình đang ngồi trên chiếc xuồng nhỏ giữa bao la biển nước với thi thoảng vài cụm hoa vàng điên điển. Chung quanh yên tĩnh đến độ tôi có thể nghe thấy nhiều âm thanh quen thuộc. Tiếng nước chảy lấp xấp qua những gốc rạ trơ trụi. Tiếng lao xao những hàng điên điển khua lá vào nhau. Tiếng vịt kêu thảng thốt trong mênh mông trời nước. Tiếng cười hiền hậu một bà mẹ quê bận bà ba đen với khăn rằn vắt trên đầu gọn ghẽ. Tiếng côn trùng kêu sương nửa khuya trở giấc. Và nghe thoang thoảng đâu đây mùi khói rơm chiều lãng đãng trên đồng xa.
Và rõ ràng nhất vẫn là giọng nói trầm đều nhưng lời lẽ gãy gọn không thể nào là của một anh chàng nông dân mộc mạc chất phác quê mùa. Giọng nói trầm đều ấy đang thổ lộ một tình cảm mà có lẽ chủ nhân của giọng nói ấy đã cố tình để lộ khá nhiều. Chỉ là tôi mải lo với con đò đến trước mà phớt lờ một điều rằng: “Tại vì tui thương Út, Út biết rõ điều đó mà!”
———————–
Đoạn – Siêu phẩm truyện gay Nhật ký của cậu Út (full) Giả sử con và cậu Út yêu nhau
Long An, ngày … tháng … năm 2013 (68)
Tôi thoáng bối rối quay nhìn ra cửa sổ. Vẫn là những hàng cây xanh rì cao vút lùi vùn vụt về phía sau. Vẫn là loáng thoáng những cánh đồng ngập nước lô nhô vài cụm điên điển hoa vàng. Vẫn là những căn nhà đơn lẻ, mái ngói mái tranh đan xen ẩn hiện trong không gian quê mùa. Vậy mà sao tôi vẫn cứ chăm chú ngắm nhìn? Tôi muốn tránh phải tiếp xúc hoặc là trò chuyện với cái vị “hành khách kiên nhẫn” đột nhiên xuất hiện bên cạnh mình. Tôi vẫn nhớ rất rõ, mình là người khách cuối cùng bước lên xe khi mà bác tài réo gọi những lời cuối cùng. Như vậy, hoặc là thằng Bình đã lên xe ngồi từ trước, hoặc là hắn lên xe tại một bến đỗ dọc đường lúc tôi đang ngủ. Nhưng tôi nghĩ đến khả năng đầu tiên nhiều hơn.
– “Út thích cảnh mùa nước nổi lắm hả?”
Thằng Bình cất tiếng hỏi. Hoá ra, hắn có thể “lì lợm” để mặc tôi tựa đầu vào vai biết bao lâu nhưng lại khá thiếu kiên nhẫn trước sự tảng lờ của tôi. Tôi quay sang nhìn hắn, khẽ mỉm cười gật đầu rồi lại quay mặt về vị trí cũ, tiếp tục ngắm nhìn lơ đãng những cảnh vật làng quê trôi vùn vụt về phía sau. Gió ngoài khung cửa sổ lùa vào khiến tôi ríu mắt lại. Nhưng vẫn cứ để mắt mở toang tỏ vẻ chăm chú ngắm nhìn. Bác tài chắc cũng thông cảm với sự chịu đựng của tôi hay sao mà chợt ngừng xe lại. Hoá ra có ai đó muốn đi vệ sinh.
– “Út có muốn đi tiểu không?” – Thằng Bình lại lên tiếng
Tôi lại quay sang nhìn hắn mỉm cười như cũ, chỉ khác lúc nãy là lắc đầu chứ không gật đầu. Bên kia đường, qua ô cửa sổ đối diện bên ghế tôi ngồi, có một bến đò nhỏ. Đúng lúc có hai con đò cùng cập bến nên một con đò phải ngưng lại chờ con đò may mắn đến trước trả xong khách rồi đón khách khác lên mới rời đi. Những người dân miền Tây hiền hậu chất phác, áo bà ba nhiều màu sắc thoắt tụ thoắt tan trên bến đò. Chiếc xe của tôi từ từ rời đi mà sao tôi vẫn cố nhìn về bến đò ấy đầy lưu luyến. Nhìn ánh mắt luyến tiếc của tôi khi cái khung cửa sổ đối diện không thể chứa được hình ảnh bến đó trong ấy, thằng Bình lại cất tiếng lần nữa:
– “Út nghĩ coi mình là cái bến hay là con đò?”
Tôi nhìn hắn thoáng ngạc nhiên trong đầu. Sao một tên nông dân thuần hậu chất phác như hắn lại có một câu hỏi tinh tế đến thế? Ừ nhỉ, nếu phải trả lời cho câu hỏi ấy, tôi sẽ chọn mình là con đò hay cái bến đây? Cách xử lý tốt nhất trong tình huống này là chuyển câu hỏi ấy về cho khổ chủ:
– “Vậy Bình là gì, con đò hay cái bến?”
– “Tui là con đò đến sau” – Hắn khẽ cười khi tôi hỏi lại như vậy và từ tốn đáp – “Vì lý do gì đó, con đò này đến sau nhưng lại muốn cập bến hơn là con đò đến trước”
– “Sao Bình nghĩ con đò đến trước không muốn cập bến như con đò đến sau?”
– “Út nhìn thấy số khách trên đò không?” – Hắn nói chậm rãi
Thằng Bình nói rằng, con đò đi trước nhận ít khách hơn nhưng do đến lúc phải cập bến bên kia nên phải rời bên này trước. Tuy chở nhẹ mà lại đi chậm hơn và cập bến nhanh hơn có chút xíu. Vì ít khách nên trả khách nhanh hơn và lưu lại bến cũng ít hơn để còn quay trở lại cái bến bên kia. Thú thật, tôi chẳng nhìn tường tận được diễn biến của hai con đò ấy. Nhưng qua những lời của thằng Bình, tôi cũng nhận thấy chút gì đó hợp lý và thoang thoảng buồn. Cái bến, con đò sao như cuộc đời con người vậy? Nếu hắn ngụ ý mình là con đò đến sau thì hẳn tôi cũng được ngụ ý là cái bến rồi. Tôi nhún vai cười và nói:
– “À, như vậy tui là con đò đến trước rồi!”
– “Không phải Út là cái bến bên này sao?” – Hắn hỏi với vẻ gì đó hơi thất vọng
– “Không! Tui là con đò đến trước. Không có duyên với cái bến đó mà duyên của tui chờ tui ở cái bến bên kia” – Tôi cười nhàn nhạt – “Nhưng ông trời cứ định con đò là phải lưu lạc qua nhiều bến nước. Tui biết mình nên ở bến nào thì thích hợp nhất. Chỉ là không thể chống lại số mệnh mà thôi”
– “Vậy thì ai là cái bến bên này?” – Hắn nhìn tôi chăm chăm và hỏi
– “Tui đâu có quan tâm cái bến đó nên có là ai thì tui cũng chỉ chăm chú về cái bến bên kia!”
– “Út cố ý bẻ cong sự thật thôi” – Thằng Bình thôi nhìn tôi mà nhìn về phía trước thở dài một tiếng rồi giọng nói chậm rãi lại vang đều – “Sao Út cứ phải cố chấp để rước vào thân mình những trắc trở khó khăn?”
– “Chỉ là ví von thôi mà, sao nghiêm trọng làm gì vậy?” – Tôi dịu giọng – “Tại tui nghe Bình ví von thì nghĩ tui cũng giống con đò đến trước”
– “Út thông minh, hiểu chuyện lắm!” – Thằng Bình lại quay sang tôi nhìn chăm chú – “Đến nỗi muốn giấu sự thông minh, hiểu chuyện ấy rất là khó, Út có thấy vậy không?”
– “Sao khen tui dữ vậy?” – Tôi giả cười gượng gạo – “Nói quá tui tưởng mình như vậy thiệt à nha! Hihi”
– “Út ơi, thằng Thịnh là con đò đến trước, tui là con đò đến sau!” – Thằng Bình chợt nói bằng giọng hết sức rõ ràng – “Còn Út dĩ nhiên phải là cái bến”
– “Tại sao… như vậy?” – Tôi biến sắc lắp bắp nói
Tiếng xe cứ rồ rồ cộng với gió thổi ào ào vào ô cửa sổ mà sao tôi nghe rõ mồn một từng lời nói của thằng Bình. Tôi cứ tưởng mình đang ngồi trên chiếc xuồng nhỏ giữa bao la biển nước với thi thoảng vài cụm hoa vàng điên điển. Chung quanh yên tĩnh đến độ tôi có thể nghe thấy nhiều âm thanh quen thuộc. Tiếng nước chảy lấp xấp qua những gốc rạ trơ trụi. Tiếng lao xao những hàng điên điển khua lá vào nhau. Tiếng vịt kêu thảng thốt trong mênh mông trời nước. Tiếng cười hiền hậu một bà mẹ quê bận bà ba đen với khăn rằn vắt trên đầu gọn ghẽ. Tiếng côn trùng kêu sương nửa khuya trở giấc. Và nghe thoang thoảng đâu đây mùi khói rơm chiều lãng đãng trên đồng xa.
Và rõ ràng nhất vẫn là giọng nói trầm đều nhưng lời lẽ gãy gọn không thể nào là của một anh chàng nông dân mộc mạc chất phác quê mùa. Giọng nói trầm đều ấy đang thổ lộ một tình cảm mà có lẽ chủ nhân của giọng nói ấy đã cố tình để lộ khá nhiều. Chỉ là tôi mải lo với con đò đến trước mà phớt lờ một điều rằng: “Tại vì tui thương Út, Út biết rõ điều đó mà!”
———————–
Đoạn 69 – Siêu phẩm truyện gay Nhật ký của cậu Út (full) Giả sử con và cậu Út yêu nhau
Sài Gòn, ngày … tháng … năm 2013 (69)
Hôm nay tôi mới biết, thằng Bình đã từng là một sinh viên của Trường đại học Kinh tế TPHCM, khoa quản trị kinh doanh. Sau khi tốt nghiệp, hắn cũng xin việc làm tại Sài Gòn và vẽ ra một tương lai lâu dài tại cái thành phố náo nhiệt này. Nhưng Sài Gòn khi đó, với hắn, là cái nơi có người hắn yêu thương nhất, một người học ở cái trường bên cạnh, Đại học Kiến trúc TPHCM, sinh trưởng tại Sài Gòn. Khi người ta yêu ai, cái nơi mà người yêu mình ở bỗng nhiên cũng trở thành nơi mình cảm thấy muốn gắn bó nhất. Điều này tôi cũng có cùng quan điểm.
Thế nhưng cuộc đời không trải một màu hồng mà thường là những gam màu xám. Cho dù là ở tại cái thành phố năng động nhất, thằng Bình vẫn không thể tìm được cho mình một công việc tốt. Người yêu của hắn không chịu nổi hoàn cảnh một túp lều tranh hai quả tim vàng nên đã bỏ hắn tìm đến căn nhà khang trang hơn. Giữa lúc đau lòng ấy, ba của hắn đột nhiên lại qua đời vì nhồi máu cơ tim. Hắn chán nản quá bỏ về quê sống cùng chị Tám cho chị đỡ cô quạnh. Vùi chôn cả một đời sinh viên xuống cánh đồng lúa mỗi năm một lần chìm trong nước nổi, nhuộm màu da trắng thành rám nâu, thằng Bình đã hoàn toàn thay hình đổi dạng thành một anh nông dân thứ thiệt, đến nỗi một người tương đối là có óc quan sát như tôi cũng không nhận ra được chút nét trí thức nào từ hắn. Chỉ khi tình cảm dành cho tôi quá nhiều, cái vỏ bọc ấy mới chịu nứt ra chút ít để lộ những lời nói tinh tế và sâu sắc của một người ăn học đàng hoàng. Vậy cũng chứng tỏ tên này thuộc tuýp si tình lắm.
– “Út cho tui một cơ hội để … với Út được không?”
Thằng Bình bất chợt cầm lấy bàn tay tôi và ngập ngừng hỏi tôi câu hỏi ấy. Thoáng bối rối, tôi toan rụt tay lại. Nhưng hắn đã nhanh hơn, trả bàn tay tôi về lại với sự tự do. Thú thật, có trải qua chuyện thì mới hiểu rằng những suy nghĩ trong đầu của mình từ trước rồi cũng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Tôi đã từng nghĩ đến tình huống có một ngày tôi biết được tình cảm của thằng Bình. Và tôi đã nghĩ rằng, tôi sẽ dứt khoát từ chối cái tình cảm đó, đúng như tính khí của tôi thường ngày. Một khi tôi đã trao tình cảm cho ai rồi, tôi chẳng khi nào đưa tay khác ra bắt thêm con cá nữa. Thế mà hôm nay, khi nhận những lời thổ lộ của thằng Bình, tôi lại chẳng biết nên làm thế nào cho phải. Trong lòng đầy những băn khoăn, phân vân và lựa chọn.
– “Tui sẽ chờ cho đến khi con đò đến trước trả xong khách rồi rời đi” – Hắn nhìn tôi qua cặp mắt buồn sâu thẳm – “Con đò đến sau sẽ cập bến và không bao giờ nhận thêm khách nữa”
– “Tui không xứng đáng được như vậy đâu Bình” – Rồi tôi cũng quay trở lại một con người linh hoạt – “Bình tốt vậy nên tìm người xứng đáng hơn”
– “Xứng đáng hay không chỉ có trái tim mình mới biết” – Hắn mỉm cười mà như không cười và dường như trút ra một hơi thở dài – “Những gì muốn nói với Út tui đã nói xong rồi. Út cứ làm những gì Út muốn đi, còn tui thì cứ giữ tình cảm của mình ở phía sau, cho tới khi nào cái bến cần đến”
– “Lỡ tui…”
– “Lỡ Út không bao giờ cần đến thì tui cũng vẫn ở phía sau chờ” – Hắn ngắt lời tôi bằng câu nói vô cùng dứt khoát
———————-
Thuộc truyện: Nhật ký của cậu Út – Giả sử con và cậu Út yêu nhau
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần 2
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần 3
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần 4
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần 5
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần 6
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần 7
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần 8
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần 9
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần 10
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần 11
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần 12
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần 13
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần 14
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần 15
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần 16
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần 17
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần 18
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần 19
- Nhật ký của cậu Út - Giả sử con và cậu Út yêu nhau - Phần Cuối
Leave a Reply