Chap 3 – Ký sự của một gay già { truyện gay hay }
Mười Tám Tuổi …
Email cũ bị mất. Các bạn có truyện muốn đăng vui lòng gửi truyện về [email protected]. Nhớ ghi rõ Tên truyện, chương nào.
Nó bơ vơ tình nên rơi vào nỗi trăn trở cùng với âm nhạc.
Trúng tuyển và nhập học đại học kiến trúc nhưng nó gửi hồn ở trường nhạc. Mỗi tuần ba ngày nó có lớp nhạc lý, xướng âm, guitar độc tấu và hòa tấu ở nhạc viện. Con đường dẫn đến trường với hai hàng me cao xanh mướt, những tàng lá tạo cảnh êm đềm trong sáng mỗi khi trải qua một cơn mưa lớn tháng chín mùa thu. Dẫy phòng học Opera phía vườn sau là chỗ nó thích ngồi trước giờ vào lớp. Tiếng đàn piano của sinh viên đang luyện chậy nốt âm giai, tiếng kèn đồng hòa với tiếng sáo piccolo, giọng người học thanh nhạc cao vút những nốt cuối bài hát, tất cả trộn lẫn với nhau làm nó kích động. Các bạn cùng lớp ghét cái tạp âm hỗn độn này, nhưng đối với nó, nó mơ hồ nhận ra được trong những âm thanh không cùng một tác phẩm đó chính là sự hiển thị độc đáo tâm trạng sâu kín riêng tư đa chiều của nó.
Học guitar độc tấu được ba năm nó mới thấy sự sai lầm của việc chọn lựa loại nhạc khí này. Guitar tạo được những giai điệu trữ tình trầm ấm như giọng hát của một người đàn ông nhưng âm vực thì giới hạn không dài rộng như piano, và guitar cũng không thể nào cho nó được cái bóng bẩy óng ả và day dứt lãng mạng trong những hơi thở của khúc concerto như violin. Trong khi âm nhạc của guitar tựa như người đàn ông cô đơn dạo quanh trên những đỉnh đồi chờ đợi một mùa yêu thì âm nhạc của vĩ cầm tựa như một người tình nghiêng mình sẵn sàng ân ái. Nó đang mong chờ một người tình như vậy thì Tuấn xuất hiện, ngây thơ, khuôn mặt thật sáng, luôn cười miệng kiểu hay mắc cở của thiếu niên mới lớn.
Tuấn lớn hơn nó hai tháng tuổi nhưng trong lần gặp gỡ ra mắt chắc thấy nó cao hơn Tuấn gần cái đầu nên Tuấn gọi nó là anh xưng em. Tuấn cần người đệm đàn guitar cho một tổ khúc Vĩ Cầm của Paganini. Thầy giáo của Tuấn liên hệ phân khoa Guitar và cô giáo bổ nhiệm nó cho Tuấn để nó lấy thêm điểm cho lớp hòa tấu.
Suốt buổi tập dợt đầu tiên, nó không làm chủ được mình. Nó quên các dòng nhạc đơn giản của bè đệm một cách dễ dàng. Nó lúng túng khi nhận thấy mình hay nhìn vào chiếc quần ka ki của Tuấn và luôn luôn hỏi Tuấn những câu đâu đâu về ý nghĩa của bài nhạc, dài dòng hơn yêu cầu cần thiết cho nó có dip ngắm khuôn mặt của Tuấn.
Nó muốn cắn vào miệng Tuấn khi Tuấn chu môi để huýt sáo giai điệu của tổ khúc. Nó thấy trong người máu nóng chậy nhanh và sự cương cứng đến lúc nào không hay. Tuấn có lẽ cũng thấy có gì không ổn khi nhận ra người phụ trách bè đệm của mình luôn chơi lỗi nhịp mỗi đầu câu nhạc nên bảo nó ngổi nghỉ một lát để Tuấn có thể độc tấu các bè solo của mình. Tiếng đàn của Tuấn da diết lên xuống nhưng không thiếu sự mạnh mẽ chính xác liên tục phà vào tai, vào óc nó. Nó ngồi im và từ từ lấy lại được bình tĩnh tự nhiên khi Tuấn kết thúc khúc nhạc.
Nó mời Tuấn đi uống nước ở Mạc Đĩnh Chi. Tuấn không có xe nên hai đứa nghênh ngang trên chiếc xe PC cũ mèn của nó. Tuấn vui vẻ hỏi chuyện nó suốt buổi nước. Khi Tuấn biết chị Hai nó có tiệm bán bánh, Tuấn đùa “Vậy tuần sau đem cho em bánh ăn sáng nha” Nó gật đầu không suy nghĩ. Tuấn cười lớn “Giỡn chơi đó anh, em học lớp sáng, bẩy giờ đã vô lớp rồi mà” Nhưng nó cũng vẫn dậy sớm để mang bánh mì thịt cho Tuấn mỗi bình minh. Nó thích cái cảm giác chậy xe thật nhanh ban sáng cho kịp gặp Tuấn và trao gói bánh, nhìn dáng Tuấn phóng vội vào lớp. Nó thấy hạnh phúc lắm, nó thấy như giai điệu vĩ cầm reo vui trong nó. Nó thấy bè đệm guitar cung bực trầm của nó thật đầy đủ trọn vẹn không còn thiếu thốn, không còn mỏng manh dễ lỗi nhịp.
Ngày sinh nhật của nó, nó mời Tuấn đi ăn kem rồi đi nghe nhạc. Tuấn tặng nó một gói giấy hồng gói kỹ lưỡng. Nó hơi lặng người khi mở quà. Một cái đồng hồ dây da mầu đỏ bordeau với ba tay kim kiểu dáng thật đàn ông. Tuấn tinh ý hỏi “Sao vậy, không thích hả anh!” Nó vội nói “Thích lắm chứ nhưng có vẻ mắc tiền sợ Tuấn tiêu tốn quá!” Tuấn cười và quơ quơ tay làm điệu kiểu ông chủ “À À bù lỗ cho người phụ việc thế thôi!” Trong thang máy đi xuống đường nó cầm tay của Tuấn đưa lên miệng hôn, Tuấn để yên không kéo tay lại và cười với nó nụ cười đầu tiên ngày mới gặp.
Trong những buổi tập dợt phối bè sau đó, nó và Tuấn hôn nhau trong phòng tập riêng. Nó thích mân mê nhũng ngón tay của Tuấn cũng đã chai như ngón tay của nó sau nhiều năm tháng luyện đàn. Hôm Tuấn báo cho nó biết thầy giáo đã chọn tiết mục tổ khúc Paganini cho vào buổi biểu diễn mùa thu, nó ôm chầm lấy Tuấn. Nó kéo Tuấn vào kho chứa nhạc cụ và từ từ mút bú dương vật đã cắt da qui đầu gọn ghẽ đang cương cứng đến đỏ bầm của Tuấn. Tuấn run run ưỡn người khoái cảm trong khi nhẹ nhàng vuốt ve mái tóc khét nồng vì cháy nắng của nó.
Thời gian như ngừng lại khi Nó và Tuấn trình diễn trong đêm nhạc hội tại trường. Mọi góc sân khấu, khán trường, khách thưởng ngoạn đểu mờ đi, chỉ còn những âm thanh du dương tưởng chừng như không bao giờ dứt, bay bổng lên không gian từ chiếc vĩ cầm mầu đỏ nâu của Tuấn. Qua âm nhạc, nó kết hợp với Tuấn thành một, trong tận cùng những hơi thở, sâu trong những tế bào da thịt, và nhịp nhàng với từng cử động thân thể đang đu đưa theo giai điệu của tổ khúc. Nó trải dài những âm vực trầm từ phím đàn guitar để tô điểm, để nâng đỡ, để làm điểm tựa cho âm nhạc của violin, để làm điểm tựa cho Tuấn. Nó là nền cho Tuấn. Nó trải thảm cho Tuấn để Tuấn thoát thân thành hạnh phúc của nó. Nó tưởng chừng như mình đang trôi vào đỉnh điểm của ân ái.
Các thầy cô đều tán thưởng đặc biệt hai đứa. Sau buổi diễn nó và Tuấn ở lại party dùng thức ăn nhẹ tới khuya. Tuấn nhờ nó chở về và rủ nó ngủ lại nhà Tuấn luôn đêm ấy.
Bản nhạc hòa tấu nào cũng có những nốt lặng, nốt lặng cuộc đời dành cho nó và Tuấn tới với chúng thật bất ngờ. Ba Tuấn trúng độc rượu ngâm hiếm thú trong một lần về quê Gò Công ăn đám với bạn bè cũ rồi qua đời. Nó đỡ Tuấn trong ngày đi tiễn ba. Tuấn chao đảo, lúc nào cũng muốn ở gần bên nó, bẳn gắt và tức giận nó với những chuyện cỏn con. Còn Mẹ Tuấn không buồn khổ lắm vì bà bị ép gả cho ba Tuấn ngày xưa. Bà gặp lại tình nhân thời con gái. Đám cưới mới. Cuộc đời mới. Hơn thế nữa, một chuyến đi tới Âu Châu để định cư. Tuấn uống rượu say xé hết quần áo, đập vỡ cả cây đàn violin. Nó ôm lấy Tuấn thật chặt trong căn gác nhỏ mà ru như ru một đứa trẻ. Nó kiên quyết tựa người chủ gia đình. Nó thề non hẹn biển. Nó trấn an bạn tình. Trong đầu bời bời rối lên nhưng nó ép Tuấn đi theo với mẹ và dượng mới hết cách.
Đêm chia tay nó đem đàn guitar lại đệm cho Tuấn hát. Ở sân bay Tân Sơn Nhất nhìn theo Tuấn lủi thủi đi theo mẹ, nó thấy cả trời với đất có khi cũng so le mấy nhịp đàn!
Rồi tản lạc. Rồi thay đổi chỗ ở và thiếu mất phương tiện liên lạc khiến Nó và Tuấn như một bản song tấu không bao giờ được ra mắt trên sân khấu để trình diễn nữa. Nhưng trong góc xâu thẳm tâm hồn, vẫn có dấu ấn của những ngày tháng Nó đã cùng hát chung với Tuấn một bản nhạc lòng thời tươi trẻ đẹp nhất của đời hai đứa.
Chap 4 – Ký sự của một gay già { truyện gay hay }
Hai Mươi Bốn Tuổi …
Hắn dừng lại giữa ngã ba đời châm điếu thuốc.
Tốt nghiệp đại học kiến trúc, hắn không đi nhận nhiệm sở trong thời bao cấp mà nấn ná ở lại thành phố làm hết mọi việc vặt như gõ bong tầu ngoài bến Bạch Đằng. Có những ngày hắn đau bịnh, sốt cao, đầu óc nhức bưng bưng nhưng vẫn phải chui xuống lòng mấy con tầu sắt trong mùa hè nắng như đổ lửa rồi gõ, gõ mãi đến lúc hắn không còn nghe thấy âm thanh chi cả và vã mồ hôi ra như tắm. Nghỉ giữa ca hắn lết lên bên sông mà ăn chút khoai nguội mang theo, nhìn ra sóng nước mà nhớ tới mẹ (mẹ hắn mất đuợc mấy tháng sau ngày Giải Phóng) Hắn cũng vào mấy shop may đồ bộ, nhận may gia công cho người ta, may xong chở xe đạp thồ chậy qua lại trong mấy con hẻm nhỏ để tránh ban kiểm soát thị trường.
Bạn bè hắn cũng bỏ nhiệm sở và đi xuống các tỉnh đã có đầu tư vào xây cất. Bọn chúng đi có mấy tháng khi trở lên thành phố để thăm hắn đã có vòng vàng đeo đỏ tay, chậy xe chín mươi phân khối. Thằng tổ trưởng trong lớp thấy hắn cực quá, nhất định kèo nài hắn đi với tụi nó một phần vì hắn giỏi nhất lớp. Hắn chỉ lắc đầu. Hắn đang làm giấy tờ đi Mỹ định cư nếu mà bỏ thì công lao biết bao cơ cực theo sông theo biển. Nhất định nấn ná. Thằng tổ trưởng còn ráng dụ dỗ chiêu cuối “Mày xuống đó đi, một tháng là Tỉnh Ủy gọi gả con gái cho mày liền, tướng mày không rẻ đâu!” “Trời!!” Thấy hắn kiên định sắt son, thằng tổ trưởng trù ẻo “Mày qua Mỹ đó hả, nghèo kiết xác cho coi nghen con!” rồi kéo cả bọn về lại miền Tây.
Trong những ngày lông bông loay hoay đó, hắn gặp Tài.
Tài lại ban nhạc hắn hay ra chơi phu để luyện giọng và tập đánh trông. Tài ở dưới Bến Tre lên thành phố thưa dạ theo kiểu dưới tỉnh đến phát ngán nhưng thằng nhóc cũng lanh lợi, thông minh, chỉ đâu biết đó, gọn gàng dễ thương. Cặp mắt sâu đen lánh. Bạn hắn dặn Tài có gì không biết thì tới hỏi hắn “Anh đó rành nhac lý lắm đó” Thấy Tài chuyên chú chịu khó nên hắn cũng chỉ giúp cho thằng nhóc biết luyện xướng âm, rồi đọc nốt nhạc, hòa âm, giữ nhịp sao cho thật chắc. Hắn kiên nhẫn dậy cho Tài biết cách tremolo trống theo kiểu xưa, va ký âm lại những đoạn dạo trống của các tay trống chuyên nghiệp để Tài tập.
Hắn cố gắng nhắc nhở Tài ôn tập lại toán lý hóa để luyện thi thêm đại học. Thấy thằng nhóc kém mấy môn chính, hắn lại bỏ thêm giờ tới chỗ ban nhạc để kèm. Thằng Tài nghe lời hắn rồi bám như sam. Có lẽ hắn là thầy dậy thêm có khiếu vì hắn biết khích lệ học trò mỗi khi đạt được mục tiêu. Đưa Tài đi coi phim, ca nhạc, đi ăn là phần thưởng lâu lâu hắn dành cho thằng nhóc. Hắn cũng lo cho thằng bé mấy cái vặt vẵn như chỉ cách đánh răng cho đúng, làm sao chải đầu để hợp khuôn mặt. Hắn là con út nên gặp Tài hắn thấy vui, thương và chăm sóc như một thằng em. Hắn không có tâm trí cho những mơ mộng.
Một hôm khi xem video ca nhạc Abba trong rạp hát xong, hắn chợt chột dạ khi biết thằng nhóc nhìn trộm mình lúc hắn đang ở phòng vệ sinh, tuy bối rồi nhưng hắn làm lơ. Có lẽ thằng nhóc cũng đọc được tâm trí hắn nên sau đó kiếm cớ ở gần hắn rồi cố ý như vô tình đụng chạm hắn luôn. Hắn biết hắn cần gì, hắn cũng biết hắn muốn gì trong khi hắn cố gắng chỉ nghĩ tới thằng nhóc như một đứa em nhỏ. Hắn quyết định không lại ban nhạc nữa, kiếu bận chuyện làm ăn. Những dự định cá nhân, những chờ đợi tưởng như vô vọng cho một cuộc đời mới làm hắn ngại ngần với tất cả những phiền lụy. Hắn lại càng không muốn yêu thằng nhóc vì sợ Tài chỉ vì mến hắn mà muốn gần gụi.
Yên tịnh thoải mái được mấy bữa, hắn bất ngờ thấy Tài tới ngồi ngoài quán cà phê đầu ngõ nhà hắn. Tài không nói, không vẫy tay chào, chỉ nhìn theo hắn lúc thấy hắn đi về hai buổi. Có hôm tối khuya đi làm về hắn cũng thấy thằng nhóc ngồi đó. Hắn chỉ biết lắc đầu. Hắn không muốn mở lòng mình ra để rồi lại vướng bận. Hắn sợ những niềm đau vì hình như tình luôn luôn dành cho hắn những mất mát. Nhưng sau hai tuần đối mặt với Tài, hắn thấy mình thua cuộc sự kiên trì của thằng bé.
Hắn trở lại phụ hòa âm cho ban nhạc, trở lại kèm cho Tài học thêm. Cuối tuần hắn ở chơi với thằng nhóc tại nhà trọ. Tài ít về quê hơn. Thằng bé bắt rễ thành phố, nấu cơm cho hắn ăn mỗi thứ bẩy chủ nhật. Hắn nhận ra được hình ảnh của chính mình trong Tài. Cuồng nhiệt. Tha thiết. Điệu dáng. Ham học. Mỗi khi thằng nhóc nghiêng mặt áp má vào ngực hắn, hắn thấy hạnh phúc đậm đà như làn da bắt nắng của đứa con trai Xứ Dừa. Ngày Tài đậu vào trung cấp kỹ thuật, hắn dắt thằng nhóc đi chơi Vũng Tầu. Hắn chợt thấy mình vui lại cái vui của thời mới lớn. Sóng nước, trời xanh, cát trắng, những vỏ sò tí hon cùng Tài đùa giỡn với hắn trên các mỏm đá. Hai người lên núi chụp hình ở tượng đài.
Tài vào trường quen nhiều bạn, về nhà luôn khoe với hắn những thứ mới tiếp thu được. Hắn cũng xếp sang một bên những lo toan của cuộc sống mà vui lây với thằng bé. Tài có đứa bạn rủ đi nhà thờ hát bè ca đoàn, như có dịp để thực tập thanh nhạc, Tài tham gia hết mình. Rồi thằng nhóc mê mẩn mấy nghi lễ lại xin vào đạo. Ngày “rửa tội” Tài kèo nài Hắn tới dự, hắn chỉ đứng ngoài hè đường đợi. Nhìn Tài tíu tít với các anh chị trong ca đoàn Hắn cũng thấy vui vì thằng bé có chỗ lui tới. Tài theo họ đi học cả khiêu vũ. Hắn không ngăn cản. Hắn nghĩ khiêu vũ cũng có lợi sau này nếu thằng nhóc phải lên sân khấu ca hát. Nhưng những buổi tập dợt các vũ điệu càng ngày càng nhiều, rồi party, họp mặt, cuối tuần hắn vẫn ở chơi tại nhà trọ, nhưng lại phải chờ đến quá nửa đêm để mở cửa cho thằng bé với hơi thở nồng mùi bia và chỉ kịp đặt chân vào nhà là lăn ra ngủ. Hắn yên lặng đắp mền kỹ lưỡng cho Tài rồi bỏ về nhà riêng và không quay lại nữa.
Hắn tiếp tục đến ban nhạc để giúp nhưng ít nói hơn, Tài thì chẳng héo lánh tới. Bạn hắn chắc cũng đoán được đôi chút nhưng nể và cần hắn nên cũng tránh quấy rầy. Cuối tháng hai, thằng Tái chậy xe lại năn nỉ hắn lo cho thằng nhóc cái bánh sinh nhật để chơi party tại nhà một anh trong ca đoàn. Nhạc nhẩy, thức ăn, trang trí đã có người lo chỉ còn thiếu bánh. Hắn hứa với thằng bé. Đúng ngày hắn qua tiệm bánh của chị Hai hắn tự tay làm một cái bánh sinh nhật thật to, trang hoàng bông kem và khắc một con rồng bằng bơ thật lớn, ở thành phố chỉ có bốn năm người biết khắc như vậy. Làm xong hắn tiết kiệm thay vì lấy hộp đỏ có giấy kính lại lấy hộp carton đựng đường để bỏ bánh vào cho gọn và chắc chắn rồi chậy xe tới party. Chỗ chơi party chộn rộn nhiều người, hắn đứng lớ ngớ mãi một chị trong ca đoàn mới kéo thăng Tài ra “Ủa anh đem chi lại vậy, thôi khỏi cần đi, anh Sơn dành cho em món quà bất ngờ, ảnh đặt bánh rồi, đó đó anh thấy hông. Thôi khỏi cần đi. Anh đem về đi” Tài vừa nói vừa liếc mắt qua hộp giấy carton rồi lại ríu rít với mọi người.
Hắn ngồi thừa thãi một đỗi rồi đứng lên bỏ về khi hắn thấy Tài và một người anh lượn lờ tay trong tay. Gió lạnh trên đường đi chợt làm hắn cười ngặt nghẽo. Hắn thấy tội cho cái bánh quá, dù ra lò từ tiệm bánh Chị Hai, nổi tiếng nhất thành phố vì làm toàn bằng bơ thượng thặng nguyên chất không pha, nhập cảng từ Ba Lan, Đông Đức cộng thêm con rồng của hắn mà không được ai thưởng thức. Hắn chậy ra bến tầu gọi mấy thăng nhóc đánh giầy lại cho hộp bánh rồi mua nước dừa uống trong khi cười vui với bọn con nít đang giành chia nhau bánh kem.
Cuối năm hắn được cấp giấy xuất cảnh, trước khi hắn lên đường, Tài chậy lại nhà hắn khóc lóc, mấy anh chị ca đoàn lúc trước đều đi định cư bên Tây hết nhưng chẳng ai thèm liên lạc về. Tài nhận lỗi và xin hắn một cơ hội. Hắn có lận lưng chục chiêc nhẫn vàng ba chỉ để dành bán đi nếu lỡ độ đường nên rút ra cho thằng nhóc một cái nhưng chẳng hứa hẹn gì hết và cũng không cho biết ngày giờ chuyến bay chi cả rồi đẩy Tài ra cửa …
ctltvoz says
truyện hay – đọc đáng đồng tiền bác gạo.. rồi ai cũng phải đi qua cái quảng đời như thế… đọc để hiểu và cảm thông.
Anh Tí says
Like truyện!