Email cũ bị mất. Các bạn có truyện muốn đăng vui lòng gửi truyện về [email protected]. Nhớ ghi rõ Tên truyện, chương nào.
Truyện gay Câu chuyện tháng mười hai – wEb đọc truyện gay 18+ online | Ông tư Hào đưa hai người bạn già, hai người đồng chí, chiến hữu của mình ra cửa và đứng ngó theo. Cả hai xiêu vẹo dựa vô nhau mà đi, bước nghiêng bước thẳng, miệng lè nhè hát “..mùa Thu nào ngày hăm ba ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến…rền khắp trời lời tung hô…muôn dân Nam nhịp chân tiến ra trận tiền..”.
Truyện gay Câu chuyện tháng mười hai
Tác giả: Đang cập nhật
Bài hát đã lâu lắm rồi không còn ai nhớ để hát nữa nên nghe lại ông tư thấy nao nao cả lòng. Bài hát đã chìm lún trong quên lãng của thời gian như những người được nhắc tới trong đó. Có ông và hai người bạn. Cả hai đã ra tời đầu hẻm và leo lên một chiếc xe xích lô. Ông tư nhăn nhúm cười yên lòng quay trỡ vào nhà sau khi không quên cẩn thận gài chặc cửa nẻo.
Ngó mớ chai lọ, chén dĩa bày trên bàn ông chép miệng thôi kệ để mai dẹp luôn thể. Hồi chiều ông tư còn ngoài sạp báo thì hai ông bạn, tám Càn và hai Lể ngồi xích lô trờ tới. Ông tám dơ cao mấy bịt giấy dầu :
– Ê cha tư Hào biết cái gì trong nầy không…Vịt quay..lòng heo phá lấu với con gà hấp muối nè…!
Ông hai Lể dơ hai chai rượu lên đế thứ thiệt đây nghen..con mẻ mua cho tụi mình ăn Nô-en đó..Dẹp dẹp đi về đón Nô-en với thiên hạ ở đó mà còn ngồi lượm bạc cắc..Ông tư lắc đầu hơi sớm mấy cha ơi…mai mới tới Nô-en mà..Tuy vậy ông cũng vui vẻ thu dọn và leo lên xe theo hai người bạn mình về nhà…ăn Giáng-sinh sớm. Không khí tháng chạp gây gây lạnh và phố xá đã bắt đầu thắp sáng. Nhắp nháy những giây đèn màu trong các cửa tiệm bày hàng Giáng-sinh, các quán nước..Thiên hạ cũng đang nô nức mua sắm, vui chơi đón ngày lể lớn của tháng thứ mười hai, xe cộ nườm nượp làm hai ông già hứng chí oang oang hát “..đêm đông đại bác nó câu vô làng…nó câu vô làng làm tui hoảng hốt chun xuống sàn..”Người thanh niên đạp xích-lô bật cười còn ông tư thì lắc đầu hai cha nội nầy chưa vô ly nào mà đã muốn xỉn hết rồi…thiệt là già mất nết mà..
Nhớ lại ông tư cười lắc đầu lần nữa rồi vói tay tắt ngọn điện trắng giữa nhà chỉ còn chừa cái bóng điện nhỏ trên bàn thờ. Ông đi ra nhà sau lấy khăn và thau vô nhà tắm xối nước. Chà cục xà-bông lên người tay ông chạm trúng cái sẹo dài chổ bụng. Cái sẹo do miểng bom làm ông suýt chết lần đó và cũng làm cho ông phải rời ngũ sớm. Ông tư mân mê phần thịt lồi lên chạy dài từ chổ rún xuống tới đùi bên phải bên tai còn nghe giọng thất thanh của hai Lể..tư Hào…tư Hào..trời ơi mầy đừng chết nghe tư….Và ông lịm đi.
Lau khô mình mẩy ông tư mặc quần áo và đi vô giường. chuyện đã quá mấy mươi năm mà ông vẩn còn nhớ hoài không quên giống như mới xãy ra mà thôi. Sau đó vì miểng bom làm chân phải đi khặp khểng, xoay trở khó khăn ông tư được giải ngũ. Thời gian sau khi hoà bình, đất nước được thống nhứt ông hồi kết trỡ về Nam. Gặp lại hai người bạn cũ cũng đã trỡ về mừng như chết đi sống lại. Dù không ai còn nguyên vẹn nhưng vẩn hơn là vỉnh viển chôn vùi.
Ông tư bật quẹt đốt cây nhang cắm trên bàn thờ vợ và hai đứa con trai. Ngày trỡ về ông không còn ai đón đợi hết. Vợ ông qua đời, hai đứa con thành…liệt sĩ. Ông cu ky một thân già nhờ vào hoàn cảnh “thương binh, liệt sĩ” nên được cho một chổ trên lề đường để một sạp nhỏ bán sách báo mưu sinh. Ngày qua ngày.
Buông cái mùng lưới màu nhà binh xuống, ông tư quạt lạch phạch đuổi muổi sau đó tấn kỷ càng. Ngồi xếp bằng trên giường ông làm dấu thánh và bắt đầu đọc kinh hôm. Đây là một thói quen ông vẩn giữ được từ mấy mươi năm nay trước khi đi ngủ và sau khi thức giấc. Thời gian còn trong lính ông đã bị các đồng đội nhạo báng, thậm chí bị chỉ huy phê bình gay gắt vì việc nầy nhưng ông vẩn không bõ được. Nó cần thiết như ăn thở ngay từ khi ông là thằng bé tư con ông trùm Hiền trong cái xóm đạo nhỏ một vùng quê. “..Làng tôi xanh bóng tre..rộn rã tiếng chuông ngân…tiếng chuông nhà thờ ngân…” thời gian xa nhà bài hát nầy mổi khi nghe hát ông tư thường thở dài nhớ quay quắt xóm đạo của mình. Nơi cũng có những lũy tre, bóng dừa có mối tình đầu vừa chớm đã phân ly bởi chiến tranh. Đọc xong mấy bài kinh ông tư nghiêm trang làm dấu thánh rồi đặt mình xuống gối nghe lòng thật thanh thản. Không hiểu sau lúc nào cũng vậy, đọc xong mấy bài kinh hôm, kinh mai là ông tư thấy lòng nhẹ lâng, thanh thảng vô cùng. Một lần ngủ chung nhau, ông tám Càn làu bàu thằng cha già nầy tới già cũng không bõ được..đức tin há..! Ông tư nhẹ nhàng anh tám nghỉ lại coi..thời buổi nầy mọi thứ điều đão lộn…xào xáo không ra gì nữa hết…không còn gì để có thể đặt niềm tin vô hết..thì đành phải tin vào thiêng liêng…tôn giáo để làm cứu cánh mà sống vững chứ sao bây giờ…!
Quạt quạt mấy phát như xua tiếng muổi vo ve ngoài mùng, ông tư thiu thiu muốn ngủ. Nhà hàng xóm còn coi ti-vi ông nghe tiếng léo nhéo dường như mấy…danh hài đang tấu hề và tiếng cười rộ phụ hoạ của…khán giã. Ông tư cũng mỉm cười móm mém chìn vô giấc ngũ..
_..Tư Hào !…Tư Hào…!
Trong mơ hồ ông tư nghe có tiếng gọi tên mình. Và tiếng gọi tiếp tục..âm thanh thật vang rền..Tư Hào…Tư Hào ! Ông tư mở mắt ra ngồi bật lên nhìn quanh ngơ ngác. Căn buồng khi ngủ ông không bao giờ để đèn dù là ngọn đèn chong nhưng sao lại như sáng lên. Một thứ ánh sáng rỏ ràng không do những ngọn điện. Ông tư dụi mắt cố tỉnh và tiếng nói vẩn rền vang
– Này con…
Ông tư rùn mình và phản ứng tự nhiên ông quỳ lên :
– Ai…ai..gọi tôi…Người muốn gì…?
– Ta đây…Người mổi đêm và những sáng con vẩn nói chuyện với đây…Ngày mai con hãy chuẩn bị mà chờ đón..Ta sẽ đến với con chổ vệ đường con vẩn ngồi thường ngày..y.y..y.y…
Giọng nói tan đi trong âm hưởng rền rền không đáp lại lời ông tư lắp bắp…nhưng…nhưng làm sao để con nhận được ra người… Và bao giờ người tới..?
Gần sáng ông tư mới mệt mỏi thiếp đi một chút và giựt mình choàng tỉnh vì một chiếc xe máy nào bên ngoài rền rền chạy ngang nhà. Con hẻm nhỏ cũng bắt đầu cựa mình với tiếng người tiếng động cơ râm ran. Ông tư xuống giường vươn vai khiến mấy lóng xương kêu lắc cắc. Bật nút điện ở nhà ngoài thấy chai lọ, chén dĩa còn la liệt trên bàn ông cau mày vỗ vỗ trán hay là vì mình say..? Nhưng tối qua ông không uống nhiều rượu đâu. Hai chai rượu thuốc đó không thấm tháp với một người tửu lượng mạnh như ông đâu. Vậy thì lời báo tin cho việc thăm viếng là có thật ? Ông tư ngơ ngẩn không hiểu nổi vì sao mình lại được chọn cho việc viếng thăm ? Tại sao địa dìểm không là nhà ông mà lại là chổ sạp báo, trên hè đường ? Càng nghỉ càng rối óc, ông tư lập cập xuống bếp vặn lò pha trà và làm món ăn đem theo cho bữa trưa. Còn mấy miếng thịt của bữa nhậu tối qua ông hâm lại rồi trút hết vô cái hộp đựng thức ăn. Sáng sớm nên lạnh gắt. Ông tư mặc thêm cái áo nhà binh và quấn cái khăn lên cổ. Ông loay hoay làm việc vừa nghỉ ngợi tới việc tối qua cho tới khi người xe ôm đưa rước mổi ngày bấm kèn toe toe gọi ông ngoài sân. Đà sáng trắng rồi và hôm nay lạnh gắt.
Những người giao báo nườm nượp tới. Cười nói, chào hỏi nhưng ông tư thấy mình không bình thường như mọi ngày. Dù cố cho rằng có thể vì ảnh hưởng rượu, vì mấy bài kinh và vì không khí của ngày Giáng sinh khiến ông mơ hồ nhưng ông tư bắt gặp mình vẩn luôn rão mắt tìm kiếm, chờ đợi một sự xuất hiện. Ông sắp xếp mấy tờ báo, mấy tờ tạp chí theo thứ tự, ngay ngắn vừa ngó quanh quất mong ngóng. Những người khách quen đáp xe ngang nhận báo vui vẻ Nô-en vui nghe bác tư.!..Merry Christmax bố già..! Ông tư củng cười cười chúc lại tất cả. Hôm nay ngày lể chính nên không khí càng rộn rã..huyên náo hơn. Dường như ai cũng mang theo lời chúc tụng và nụ cười.
Loay hoay trao bán một hồi mới tạm bớt những ngươì đi làm việc, mấy đứa học sinh đi học. Ông tư hơi rùn vai ngồi xuống cái ghế dựa thở ra. Tuổi đời chồng chất ông thấy rõ mình yếu đi nhiều lắm. Gió đông làm ráo lớp mồ hôi trán nhưng cũng khiến lạnh nên ông tư kéo sụp cái nón dạ xuống bắt đầu điếm số tiền bán báo được sáng nay. Ông lại bắt gặp mình rão mắt nhìn quanh quất tìm kiếm.
Gần đến trưa vẩn không thấy gì khác lạ. Vẩn giòng xe cộ tất tả ngược xui, giòng người lao xao tới lui nhộn nhịp và ông tư không tìm ra được một nhân dáng nào là người khách hứa đến thăm mình hết. Ông thở dài vói lấy cây chổi rơm nhỏ phủi phủi lên mấy tờ báo thầm nghỉ đúng là mình ảo tưởng. Chợt ông ngừng tay ngó qua bên kia góc đường nơi có tiếng la hét, có sự nhốn nháo
– Giựt tiền…ăn cướp ..Bớ người ta..Bớ..bớ công an..
– Ăn cướp…làm ơn bắt nó…bớ người ta..
Ông tư thấy rỏ một chiếc xe máy trờ tới, một gả đàn ông vọt ra từ đám đông nhảy thót lên và chiếc xe vượt ngang chổ ông ngồi ngoằn nghèo lượn lách mất hút trong giòng xe cộ . Một người đàn bà nách đứa con nhỏ hấp tấp rượt theo băng ngang đường bất kể xe cộ, vừa chạy vừa gào cứu một cách tuyệt vọng. Và chị kiệt sừc ngồi thụp xuống ngay chổ sạp báo của ông tư khóc nức nở. Thằng nhỏ trên tay mẹ cũng sợ hãi khóc lên ngằn ngặt. Những người trên đường bu lại lao xao bàn tán
– Giựt tiền !
– Lể lạc nè..tụi nó làm ăn dữ lắm..
– Không biết mất bao nhiêu vậy..?
– Coi bộ ở đâu chứ không phải ở đây..Dân tỉnh mà..
Người đàn bà vẩn khóc nức nở. Thằng bé vẩn khóc ngằn ngặt. Và đám người tản ra chỉ còn ông tư ngồi đó ngó hai mẹ con nạn nhân. Ông đứng lên đi lại bên cạnh ngại ngùng :
– Chuyện cũng lở rồi…Đừng để em bé khóc quá nó làm mệt..Thím..thím hai bị mất có nhiều không…Mất gì vậy..Thím ở đâu…?
Người đàn bà cố nín bệu bạo vừa ghì đứa nhỏ vô lòng vỗ vỗ lưng con :
– Dạ..dạ..cháu ở Giồng Tre…lên đi thăm nuôi chồng…Mới tới đi đây bị giựt cái xách…Hu hu hu.. tiền bạc ở trong đó hết…Tiền đi đường, ăn ở… tiền cháu tính mua đồ đi thăm nuôi..Mất sạch hết rồi ông ơi…Giờ cháu biết làm sao…mất sạch hết rồi..Tiền cháu ky cỏm mấy tháng trời để đi thăm nuôi Hu hu hu…sao mà cháu khổ quá như vầy…
Ông tư xót xa nhìn gương mặt tái xanh, phờ phạc ướt đẩm nước mắt của bà mẹ rồi nhìn qua đứa con. Thằng bé được mẹ ghì vào lòng dổ dành nên thôi khóc, đưa tay vô miệng mút giương đôi mắt đen láy còn đoanh tròng ngó ông ngơ ngác. Bất giác ông đưa tay cho vô túi cái áo ka-ki sờ bóp tiền của mình. Cái bóp tiền của ông và vừa tiền bán báo nữa ngày nay, Ông thoáng nghĩ ngợi rồi lấy ra :
– Tui…tui chỉ có được ngần nầy thôi.. Thím cầm đỡ mà đi thăm nuôi ba đứa nhỏ..dành lại mà mua vé xe trỡ về…Thôi tuy chuyện không may nhưng cứ nghỉ của đi thế người đi…May mà chúng nó không gây thương tích…không gây hại cho mẹ con..
Đôi mắt người đàn bà sáng lên nhưng sau đó tắt mất tia mừng. Nước mắt lại chảy dài :
– Dạ…dạ..Nhưng mà tiền nầy bác mua bán…có được bao nhiêu mà đưa hết cho cháu rồi làm sao..Cháu không dám lấy đâu…Cám ơn bác…
Chị nói trong tiếng nấc. Ông tư cười xòa giọng quã quyết :
– Tui nói thiệt lòng thím đừng ngại ngùng gì hết… Đâu phài…gia tài tui có bao nhiêu đây đâu…Phải còn mới đám đưa mà giúp đỡ cho thím chớ..Được rồi thím cứ nhận cho tui vui…Hay có ngại thì coi như tui cho thím mượn đỡ…Mai mốt có lên thâm nuôi thím có đu ghé đây trã cho tui…!
Nghe bụng sôi lên ông tư mới móc cái đồng hồ trái quít trong túi ra nheo nheo ngó giờ. Hơn một giờ trưa rồi hèn nào. Ông vẩn ăn cơm đúng vào giờ ngọ, tức mười hai giờ. Chuyện xãy ra bất giờ làm ông quên mất cả chuyện đói bụng, ăn uống. Và ông cũng quên mất lời nói vang lên trong đêm qua. Lời hứa hẹn cho một cuộc thăm viếng. Ông tư nhỏm lên ngó quanh quất. Vẩnn giòng xe cộ, người ta vô tình ngược xui tất bật. Vần không thấy bóng dáng, hình ảnh của người khách của lời hứa thăm viếng. Ông lại thở dài ngồi xuống lui cui lấy cái xách dưới sạp báo ra, lôi mấy cái hộp nhựa đựng thức ăn và cơm ra. Ngữa cổ tu một ngụm trà nguội ngắt, ông tư cười vu vơ nhớ tới hai người bạn già :
– Cha tư Hào nầy thiệt chánh gốc nòi chung thủy…vợ con chết hết bao nhiêu lâu mà vẩn cu ky một mình…Đáng phục đáng phục..!
– Cưới bà khác đi cha nội ơi cho có người lo cho miếng cơm chén nước, nóng sốt…Ăm cơm lạnh trà nguội hoài chịu sao thấu chớ..
Cũng quen thôi. Ông tư cười tự nghỉ vừa đưa muỗng cơm lên miệng. Ngay khi đó mắt ông chạm trúng một ánh mắt đang chăm chăm ngó mình từ một gốc cây gần đó. Ánh mắt thẻm thuồng của một thằng nhỏ gầy gò, lem luốc. Nó ngồi co ra hai tay ôm sát gối điệu bộ như muốn thu nhỏ lại để tránh cái lạnh cuối năm. Qua ánh mắt ông tư hiểu thằng bé đang dòm miệng mình. Nó đang thèm được ăn vì bị ông bắt gặp nó vẩn không lảng tránh, vẩn cái ánh mắt hau háu ngó miếng cơm ông đang đưa lên miệng. Ông tư để muổng cơm xuống gật gật đầu, đưa tay ngoắc thằng nhỏ. Nó dợm đứng lên nhưng rồi ngồi yên mắt ngó dáo dác chung quanh. Ông tư hất hàm :
– Kêu em đó..Lại đây…lại qua hỏi thăm chút chuyện coi…
– Ông kêu..tui hả…?
– Chớ ai nữa đây..Lại đây coi…!
Thằng nhỏ đứng lên co ro đi lại bên ông. Trời tháng mười hai lạnh thấu xương mà nò chỉ mặc một cái áo mỏng, rộng lùng thùng dơ dáy. Một cái quần đùi không còn nhận ra được màu nguyên thủy cũng rộng thùng, ngắn khoe cặp giò tong teo cáu ghét. Ông tư ân cần :
– Em đói bụng phải không…?
Thằng nhỏ e dè gật đầu. Ánh mắt vừa ngó chừng ông vừa liếc vô hộp cơm và hộp đựng thức ăn. Nó nuốt nước miếng ừng ực. Ông tư chớp mắt tội nghiệp không có ăn gi từ sáng tới giờ hả..? Miệng thằng nhỏ méo xệch đi và trong cắp mắt mệt mõi dâng ngập nước rồi trào hai hàng xuống đôi má gầy lem luốc :
– ..Hức.hức…hôm qua tới nay lận…Tui…à…con..chưa có hột cơm vô bụng ông ơi..
Không nghỉ ngợi, ông tư đưa hộp canh cho nó..vậy con uống chén canh đi rồi ăn cơm…Uống dằn bụng đã rồi hãy ăn..Cầm hộp canh bằng hai tay run run, thằng nhỏ chưa ăn vội còn ngó ông…vậy…vậy rồi ông ăn cái gì…Ông lấy gì mà ăn chớ…? Ông tư cười xoà trấn an thì ông mua thứ khác để ăn…Khéo hỏi…tao có tiền chứ bộ như con sao chớ..!
Trong chớp nhoáng thằng nhỏ ngốn nghiến hết sạch phần cơm trưa của ông tư Hào. Nó cườ lỏn lẻn đưa cái hộp đựng cơm, đã được vét sạch không còn xót một hột cơm, cho ông tư nói ông rót miếng nước vô đây…thây kệ hông sao đâu ông ơi…Khà một tiếng khoái trá sau khi uống hết phần trà ông tư rót, nó đưa cánh tay nhem nhuốc lên quẹt miệng sung sướng lẩn ngượng nghịu :
– Dà..dà..con no lắm rồi…Con khoẻ lại rồi cám ơn ông nhiều lắm…
Và không đợi ông tư hỏi, nó vanh vách khai ra vì hoàn cảnh nghèo đói ngoài kia nên đành nghe theo đám bạn đánh liều nhảy xe lữa vô Saigon kiếm sống. Vừa nuôi thân vừa dành dụm tiền gởi về phụ ba má nuôi mấy đứa em. Con vô được một tuần rồi tối ngủ trong vườn bông sáng vô chợ làm mướn mấy chuyện lặt vặt. Hôm kia bị mấy thằng đầu gấu trong chợ đánh lột sạch bách chạy trốn tới khu nầy và chịu nhịn đói may mà có ông thương cho ăn cơm.
– Giờ con tính làm sao ? Ông tư hỏi.
– Dà con sẽ đi kiếm lại tụi thằng Hẻo thằng Kiềm..đi kiếm khu khác tiếp tục sinh nhai chứ sao nữa ông..
– Cũng được…nếu có cần gì ở ông con cứ lại chổ nầy nghe không…Ông bán báo ở đây người ta kêu ông là tư Hào..!
– Dạ con sẽ kiếm ông…Con mang ơn ông cho con ăn cơm..
Lúc thấy thằng nhỏ đứng lên rùn mình vì gió lạnh, ông tư cởi cái áo ka-ki của mình đưa cho nó. Mặc đi cho đở…coi chừng cảm lạnh sưng phổi thì khổ lắm nghe…Tứ cố vô thân con ơi…Có cần cứ lại đây kiếm ông..NHớ đó…!
Thằng nhỏ rưng rưng ấp úng tiếng cám ơn rồi co ro đi nhập vô giòng người đông đúc.
Ông tư mua tạm khúc bánh mì thịt trệu trạo nhai thế bữa trưa đã đãi thằng nhỏ. Chai trà cũng đã cạn ông đứng lên toan băng qua đường lại cái xe bán nước mía. Két..tt..tt…tiếng xe thắng gắp nghe ê cả hàm răng. Ông tư đứng sựng ngó ra giữa lộ. Hai đứa trai gái đèo nhau trên chiếc xe máy bóng lộn thắng gắp để khỏi cán một người chống nạng. Người đàn ông không biết có bị chạm trúng mà té dài trên đường.
– Fuck you !…Đụ quã…què chớ bộ đui sao mà không biết tránh vậy thằng cha già mắc dịch…!
Thằng con trai cầm lái vừa văng tục vừa lách mủi rồi dọt đi như mủi tên bõ lại tiếng cười hắc hắc của con nhỏ ngồi vắt vẻo phía sau. Người đàn ông cụt chân lóp ngóp khó khăn ngồi lên, loay hoay với hai cây nạn. Quýnh quáng giữa những xe cộ thản nhiên phóng tới, băng qua. Ông tư hấp tấp chạy ra đỡ ông lên và dìu lại chổ sạp báo của mình.
– Anh có sao….
Ông ngừng nữa câu hỏi khi ngó thấy ở phần chân cụt, chổ gần mẩu thịt nhăn nhúm một vệt sướt đang tươm máu. Và còn nữa, hai khuỹ tay cùng gương mặt người đàn ông cũng đầy vết xây xác. Rươm rướm máu. Người đàn ông nhăn nhó đau đớn, thở mệt nhọc nói cám ơn..Ông tư hít mạnh anh ngồi đây chờ tui chạy lại nhà thuốc tây cuối đường mua miếng gòn và thuốc nghe…Ngồi đây đi dừng ngại…chờ tôi..!
Thiệt là một ngày sao mà có quá nhiều chuyện như vậy. Ông tư Hào thở khì ngồi xuống ghế. Và ông hơi nhỏm lên khi nhớ lại lời hứa hẹn đêm qua mà vì những chuyện vừa rồi ông quên mất luôn. Ngay lúc đó người đưa rước xe ôm xịch tới cười giả lả :
– Bác tư ơi xin lổi nghe…Nhiều mối quá báo hại bác chờ lâu phải không….Bác tư thông cảm..
– Ừa không sao tao cũng đã dọn dẹp xong đâu…Thằng hai chờ một chút nghe…Sao chở tao về rồi về luôn hay chạy tiếp…?
– Dà dzọt về ăn Nô-en với vợ con chớ bác…Tối nay Lể lớn mà..!
– Vậy cũng được…!
Lúc ngồi lên xe, ông tư còn cố đão mắt ngó quanh. Vẩn không thấy dấu ai mang dáng vẻ của một người khách đến thăm trong đám người càng lúc càng đông đúc, sánh đôi, chen chút nhau vui cười hớn hở đón mừng buổi chiều sắp tắt nhường cho đêm lể vui sữa soạn bừng lên. Ông tư thở dài, tiu nghĩu.
Lập lại những công việc hằng ngày khi về nhà nhưng hôm nay tự nhiên ông tư Hào thấy không vui. Dù đã quã quyết rằng chuyện đêm qua, tiếng nói cũng như lời hứa hẹn đó do ảnh hưởng men rượu mà thành nhưng ông vẩn thấy như có chút gì buồn bã, thất vọng. Ông đi thấp nhang trên bàn thờ bà tư và hai đứa con. Đi tắm. Ăn qua quýt xong lên giường để ngủ. Ti-vi nhà bên cạnh đang vọng sang bài nhạc Giáng sinh. Rộn rã.
Đọc xong mấy bài kinh, ông tư sửa soạn nằm xuống thì giựt mình vì tiếng gọi đột ngột cất lên vang rền :
– Tư Hào..Tư Hào
Tiếng gọi vang rền từ góc căn buồng của ông, phủ ngập bóng tối
– Ta đã đến đây..
Ông tư đưa tay lên ngực, mắt mở lớn nhìn về phía phát ra tiếng vang rền. Trong vùng tối đó hiện lên người đàn bà và đứa bé con trên tay. Cả hai nhìn ông tư bằng đôi mắt chưa khô nhưng miệng nhoẻn cười. Thằng bé con thôi mút ngón tay mà đưa ra về phía ông như vẩy vẩy. Rồi cả hai mờ dần nhập mất vào bóng tối.
– Ta đây….
Trong bóng tối hiện ra thằng nhỏ đói ăn gầy gò lem luốc. Nó cười toe toét với ông tư, hai tay thọc vào hai túi bự của cái áo ka-ki vung vẩy. Rồi thằng bé mờ đi..
– Chính ta đây…
Từ bóng đen bổng tỏ dần vóc dáng người đang ông chống nạn với rỏ ràng dấu thuốc xức và lớp bông băng nơi những vết thương. Người đàn ông mỉm cười thật rạng rở, nhân ái với ông tư rồi cũng từ từ mờ đi.
Căn phòng lại ngập trong bóng tối nhưng tâm hồn ông tư đã ngập tràn ánh sáng. Ông hiểu mình không hề bị ảo tưởng và hiểu người khách không thất hứa. Đã ba lần ghé đến với ông ! Trong ngày hôm nay !
HẾT
Leave a Reply