Email cũ bị mất. Các bạn có truyện muốn đăng vui lòng gửi truyện về [email protected]. Nhớ ghi rõ Tên truyện, chương nào.
Đọc truyện gay hay Ngày không bình yên online | “Chỉ có một cách để hạnh phúc đó là yêu thương. Trừ khi bạn yêu thương, nếu không cuộc sống sẽ trôi qua vô nghĩa.”
Truyện gay hay Ngày không bình yên
Tác giả: kanzanhloi140294
Hơn nửa đêm. Tôi đẩy chiếc xe hủ tíu gõ cà tàng của mình đi xuyên qua lũ đĩ đứng đường. Chúng lác đác, dập dìu hàng dài trên vĩa hè, lúp ló nửa mặt trong bóng tối, chốc chốc lại thò cái tay vẫy vẫy những vị khách đêm khuya. Chúng trông phờ phạc, nhợt nhạt dưới ánh đèn đường như những con ma dất dưỡng, phần vì những đêm dài giành khách, phần vì những lo toan cuộc sống khi đêm tàn. Chúng không mời gọi tôi, tất nhiên, tôi không có tiền, cũng chẳng còn sung sức. Chúng chỉ hăm hở kêu vài ba tô hủ tíu gõ, lùa thí lùa đại cho kịp bắt khách. Tôi biết, khi đêm qua ngày đến, chúng sẽ lại về với cuộc sống như con người. Đứa là công nhân, đứa là sinh viên xa nhà, đứa con đại gia, có đứa là hotgirl, hotboy trên mấy trang tạp chí…
Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng số phận đã đưa đẩy họ bén duyên với cái “nghiệp” này. Người thì cần tiền trang trải cuộc sống chốn thành đô, kẻ thì khát tiền để thỏa mãn trong những cơn thác loạn.Tất cả chúng ít nhiều phải qua tay vài ba má mì, má mi để có vé đứng trên con đường này. Chúng phải chia tiền cho lũ má mì, nhưng đổi lại, chúng được chăn dắt tử tế, được đào tạo bài bản, được bảo kê chẳng cần sợ bị ai bắt nạt. Khách đến cũng đủ mọi dạng người, chức quyền đầu trâu mặt ngựa có, đại gia công tử có, mấy bà mấy ông lắm tiền nhiều của mà lại thiếu thốn vòng tay cũng có. Muốn làm đĩ à? Có vẻ ngoài, ăn diện. Muốn làm khách à? Có tiền quăng ra. Không biết từ khi nào cuộc đổi chác tình cảm lẫn thể xác diễn ra hà rằm trên con đường này như một phần đời thường không thể thiếu.
Mọi người đã ngủ từ lâu khi tôi đẩy xe về đến dãy nhà trọ trong xóm ổ chuột. Cái xó xỉnh mà tôi nương thân hằng ngày là một phòng trọ nhỏ xíu ở cuối dãy. Nơi này cũng vui, điện lúc có lúc không, nước lúc ngọt lúc tanh, thêm mùi hôi thối bốc lên từ đống rác tổ chản sau hè. Đã vậy, hằng đêm còn được thưởng thứcmiễn phí giọng ngái khò khò của bà Bảy mập bán thịt heo sát vách. Có ai nghĩ đây là thiên đường nữa không, một thiên đường giữa chốn Sài Thành hào nhoáng, tráng lệ?
Tôi vừa mở cửa phòng, con Phèn liền lao thẳng lên người, liếm láp khắp mặt tôi. Đẩy được nó ra,tôi làm mặt nghiêm nghị: “Phèn!”. Nó hơi xìu chút, nhưng vẫn hí hửng ngoắc đuôi. Tôi với tay thảy cho nó khúc xương hầm thừa. Nó say mê gặm đến nổi ngủ quên lúc nào không hay. Ôi thương làm sao con chó già tội nghiệp của tôi!
Vừa nằm xuống được mảnh chiếu cũ đến lên mốc thì những cơn nhứt nhói, ê ẩm lại hành hạ thân thể tôi. Nhìn lại mình, đã gần năm chục tuổi đầu, tóc đã manh nha nhuốm bạc, mắt đã chực chờ đóng mây mờ mờ. Trời ơi! Một đời người sao trôi nhanh đến vậy? Tôi sắp thành ông già rồi! Nghĩ đời mình vui nhiều mà buồn cũng chẳng thiếu. Chắc bấy nhiêu cũng đủ. Nhưng sao trong bụng dạ cứ thấy trống rỗng, chênh vênh. Còn thiếu gì sao? Thiếu cái gì nữa khi ta sắp thấy chính mình được nhồi nhét trong một cái lỗ nào đó ngoài nghĩa địa? Tôi không thôi trăn trở về cuộc đời mình, về những mối tình thầm dằn vặtthời trai trẻ, về những chuỗi ngày cô nẻo sắp tới. Có lẽ tôi đang trông chờ một vòng tay chăng? Một vòng tay để thấy đời bớt chông chênh, hay một bờ vai nương tựa những lúc ta rơi rớt khỏi dòng đời tấp nập, phải chăng là thế?
Thật khó khăn để đôi mắt nhắm mà không miên man về những miền đất quen thuộc. Nó níu kéo tôi về lại với tuổi thơ mình. Những mảnh kí ức chắp vá làm tôi thèm khát một lần quay lại cố hương. Nhưng đâu có được. Có lẽ tôi mắc kẹt ở cái thành phố này rồi. Chắc là kẹt đến già đến chết thôi. Tôi nghĩ mà lòng thắt quặn lại. Tôi muốn khóc mà chẳng còn giọt nào chảy ra. Tôi muốn chết đi nhưng lại không dám. Ai biết được bên kia hay bên kia nữa có một cánh đồng trải dài tưởng chừng như bất tận, hay chỉ lại là một thành phố đông nghịch những hồn ma. Tôi cười rưng mắt, nghĩ mình còn thua mấy con đĩ đứng đường. Ít ra chúng còn tha thiết với cái thành phố này. Tôi thì không. Tôi chẳng tha thiết gì nơi này. Cũng không còn tha thiết nơi nào nữa. Cả cái quê hương mình mà tôi còn phẩy đích bỏ đi không lần ngoái lại.
Tôi trở mình, cuộn người lại như con tôm, nghe tiếng ngái hơi hới trong cơn say của bà Bảy. Một lát nữa đây, bà sẽ thức dậy để tất bật ra chợ lấy hàng đem bán lẻ. Rồi mấy người công nhân đến công trường trong tiếng ngáp dài ngáp vắn, mấy cô cậu sinh viên lủi thủi đạp xe trên phố hay chen chân trong mấy chuyến xe buýt để tới trường. Chẳng mấy chốc nữa thôi, cuộc sống ở cái xóm ổ chuột này sẽ lại bừng tỉnh, như nó đã từng làm điều đó không ngưng nghỉ trong suốt bao năm tháng qua.
“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng…”
Cái radio cứ rè rè mấy câu vọng vổ giao duyên. Mẹ tôi vừa ngồi vá áo vừa đập muỗi bộp bộp dưới ánh đèn dầu le lói. Tôi lòm còm mò ra mùn kêu mắc tiểu, bắt mẹ xi cu hồi lâu mới tè được. Mẹ rầy, con hư quá, sao không quàu chiếu trước khi ngủ. Thế là tôi cứ ngâm đi ngâm lại cái câu “Quàu chiếu, quàu chiếu, đừng đái ban đêm trâu cày hả đái…” với một niềm tin con trẻ rất mãnh liệt, rằng mình sẽ không bị đái dầm nữa. Tôi chìm vào giấc ngủ từ đời nào, lúc choàng mình tỉnh giấc vẫn thấy mẹ ngồi vá áo. Tiếng lộp bộp đã thưa dần.
Trời hừng sáng. Cái không khí âm ẩm lành lạnh làm người ta thấy dễ chịu biết bao. Mấy bà đi chợ ngoài bờ đê tám chuyện xì xào, tiếng máy cu-le thình thịch của những chiếc ghe buôn chạy ngược xuôi, mấy đứa bé con khóc mù trời khi lần đầu được mẹ dắt tay tới trường.Mẹ tôi vừa vá xong cái quần rách đáy cuối cùng của tôi, liền xỏ vào người chiếc áo bà ba đã sờn vai, rồi xách giỏ đi chợ để kịp giờ ra đồng.
Tôi ngủ nướng tới trưa trời trưa trật, suýt nữa là trễ nải cái thú vòi quà giỏ mẹ. Vừa thấy bóng mẹ loáng thoáng trên bờ đê, nón lá nghiêng ngiêng, tay giỏ tay bị, là tôi đã chạy ù ra mừng. Nhà tôi nghèo thật, nhưng chưa bao giờ trong giỏ mẹ đi chợ về lại thiếu gói xôi, gói bắp. Cơm nước tươm tất, mẹ dắt tôi ra đồng. Mẹ lội xuống đồng nhỏ cỏ mướn, còn tôi tò tò chạy theo coi ông Năm “một tay” câu cá.Ông già trông quắc thước, rít một hơi thuốc Lào rồi quăng mạnh dâu câu ra xa tít dòng kinh. Có khi ngồi đợi cả tiếng đồng hồ ông mới giật lên được một con cá rô bằng cùm tay. Ông nhìn con cá mà lắc đầu kêu trời: “Mắt mày đui rồi hả mạy?”. Cái dòng kinh này đã uống không biết bao nhiêu thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, nó oằn mình thay màu nước, cá tôm cũng cứ thế mà biệt tâm.
Lâu lâu, thằng Tí rủ tôi đi thả diều. Trên mấy cánh đồng chưa kịp gieo mạ, những ngọn gió cuối mùa hắt hiu thổi. Con diều giấy của thằng Tí bay lượn lờ chút đỉnh rồi đáp xuống cây gom cao ngất. Nó cằn nhằn, sao mà mau hết mùa gió quá, chưa kịp chơi đã gì hết trơn hết trội. Tôi trèo lên cây rơm lượm con diều cho nó, chợt một cơn gió ập đến. Mát rượi. Tôi ngửi thấy đâu đó có mùi đốt rơm rạ, mùi mấy con chuột, con cua bị nướng đến khét đen khét đỏ. Cây rơm này đã bao lần tôi với tụi thằng Tí nằm lăn ra ngủ. Những trưa hè yên ả nằm đây nghe tiếng mấy chiếc ghe nổ máy ì đùng, xa xa, vang vọng. Bỗngtiếng thằng Tèo từ xa kêu hơi hới: “Bỏ đó đi, đi coi đám cưới! Ở ngoài bến đò!”
Tôi và thằng Tí ùa chạy theo thằng Tèo ra bờ sông. Mấy chiếc xuồng ba lá chở đặc nghẹt người, người áo vàng người áo đỏ. Cô dâu chú rễ đứng nắm tay ở mũi xuồng, trông rạng rỡ hết thảy. Có mấy đứa nhỏ ngồi sau lái, nghịch ngợm rải bông rải hoa xuống sông, lâu lâu lại hứng lên vài câu “Cô dâu chú rễ làm bễ bình bông, đổ thừa con nít, bị ăn đòn nát đích…”.
Chúng tôi ngậm ngùi nhìn đám cưới đi qua, rồi chỉ có dòng sông buồn man mác ở lại. Thằng Tèo còn nuối tiếc nói:
– Chắc người ta đương rước dâu…
Chiều tà. Ánh mặt trời lẳng lặng đi tìm chốn bình yên. Mấy ngọn phi lao tựa đầu vào gió, thì thào. Bản giao hưởng đồng quê bỗng du dương, bất tận: Những chú dế gáy inh ỏi gọi bạn tình; đám muỗi háo đói chập chờn, vo ve; lũ ếch nhái thi nhau kêu rum trời , ỏm tỏi…
Mẹ dắt tay tôi qua chiếc cầu tre lắc lẽo. Dòng kinh xam xám trườn nhẹ về phía chân trời. Mấy con chuồn chuồn bay là là trên mặt nước. Ông Năm Xạo “hụi xì” lùa đàn vịt đã no căng về, chúng cứ nhốn nháo, phây phẫy đôi cánh rồi ngóng cổ nhìn ngơ nhìn ngác.
Mẹ tôi mượn chiếc xuồng của cậu Hai để đi hái bông điên điển về nấu canh. Mẹ nói, đợi giàn bí sau hè trổ bông, mẹ sẽ hái bán cho mấy quán nhậu, rồi mua sách vỡ, áo mới cho tôi đi học. Lần đầu tiên tôi thắc mắc với mẹ, “Cha con đâu rồi hả mẹ? Sao không về mua sách cho con?”. Mẹ nính thinh.Mắt mẹ nhìn xa xăm. Tiếng lũ bìm bịp kêu chiều nghe sao mà buồn thúi ruột thúi gan.
Đêm ở cái xóm cù lao đìu hiu này bỗng bừng tỉnh khi đoàn hội chợ đi ngang. Họ dựng vài ba cái gian hàng trò chơi và một sân khấu nho nhỏ ngoài bãi đất trống. Hình như đêm nào hội chợ cũng đông nghịt người, người ở cù lao lẫn người bên kia sông cũng qua chơi. Dần dà, đoàn hội chợ đã trở thành một phần không thể thiếu của cái xóm này. Ngày, người ta đi làm đến xế bóng mới ngơi nghỉ. Đêm, người ta lại rủ nhau ra hội chợ kiếm vài ba lon sữa bò hay mấy chai nước ngọt.
Mẹ cho tôi ra ngoài đó chơi với thằng Tí, thằng Tèo. Tụi nó nói, ra coi Pê-đê hát. Tôi tự hỏi, Pê-đê là gì nhỉ? Có phải là người không, hay là mấy con ma mà mẹ hay kể trong những câu chuyện cổ tích? Tôi gạt ngang mọi nghi ngờ của mình khi nhìn thấy ánh đèn chói lòa từ hội chợ. Tiếng người cười đùa hả hê, tiếng nhạc xập xình, tiếng máy phát điện chạy ình ịch…Tôi hơi sợ, chỉ dám lẽo đẽo theo thằng Tèo, thằng Tí.
Dạo qua mấy gian hàng trò chơi một hồi. Thằng Tí bỗng rộ lên:
– Pê-đê kìa bây!
Tôi đảo mắt nhìn quanh. Rồi cuối cùng cũng thấy thứ gọi là Pê-đê ấy. Đó là một người phụ nữ cao ráo nhưng hơi thô kệch, khuôn mặt đầy kem phấn và đôi mắt u buồn. Tôi không biết người đó và mẹ tôi có khác biệt gì không, sao lại gọi cô ấy là Pê-đê? Nhưng có lẽ, điều tôi biết rõ nhất, Pê-đê cũng là con người.
Cô Pê-đê ấy vừa bước loạng choạng trên đôi guốc cao, vừa điệu đà mấy tấm vé trên tay:
– Mua giùm em nghen mấy anh, mấy chị!
Tôi thảng thốt khi nghe giọng nói của cô ấy. Có thể là vô tình, có thể là cố ý, cô ấy cất một thứ giọng eo éo nghe lạ lùng. Nó làm mấy đứa nhỏ bật cười hả hê. Mấy ông sồn sồn với tay bóp đích, bóp vú cô mấy phát:
– Mua hả em? Cho anh bóp cái nghen! Haha…
Cô vẫn thản nhiên nỡ một nụ cười gượng gạo. Như thể nụ cười ấy luôn tồn tại một cách chai sạn trên bờ môi cô suốt bao năm qua. Lượn lờ hồi lâu, cô leo lên sân khấu và bắt đầu phần trình diễn của mình. Sau vài bài hát khởi động, cô nhập cuộc với những trái banh số, vừa quay lồng cầu cô vừa hì hụt câu hát “Số gì ra, gì ra con số, con số gì ra…”
Rồi những bài hát chẳng liên quan gì nhau lại lòi ra những con số một cách ngộ nghĩnh:
“Này ngựa ô kiệu vàng anh khớp
Xôn xao câu hò điệu lý bớ nàng ơi
Băng qua núi đèo cao cao trập trùng
Đưa nàng về dinh xao xuyến lý chung tình. Con năm mươi chín, con năm mươi chín,…”
Kết thúc buổi xổ lô-tô (thằng Tèo nó gọi vậy), một người may mắn nhất có vé đúng tất cả các số được lên nhận giải nhất. Đó là Bà Tư đưa đò. Bà la một cái quá xá lớn khi trúng giải. Dù quà cũng không to lớn gì mấy, chỉ chừng chục bịch bột ngọt.
Hầu như tối nào tôi cũng xin mẹ ra coi hội chợ. Chắc tại nơi đó có những ánh đèn xanh đỏ, những chú thím nông dân sửa soạn đồ mới để diện với thiên hạ, có mấy câu hát lô-tô nghe hoài không biết chán. Hay tại tôi thích coi Pê-đê hát? Cái thú của con nít là hay cà kê dê ngỗng chỗ này chỗ nọ.
Nhưng rồi một buổi chiều sương sương, đoàn hội chợ đẩy sào ra đi. Cái cù lao nhỏ lại càng đìu hiu hơn trước. Người xứ này nửa bàng hoàng, nửa tiếc nuối. Có lẽ tôi cũng vậy. Khi ta đã quá quen thuộc với một thứ gì đó, thật khó để ta chấp nhận sự ra đi của chúng.
Mẹ tôi bảo, đoàn hát đi qua cái cù lao này hẳn chỉ là do cái duyên. Có thể họ đã trôi nổi khắp tứ bề để rồi tắp vào cái mảnh đất này nghỉ chân, chỉ nghỉ chân thôi, và họ phải đi tiếp cuộc hành trình. Mẹ nói, nếu có duyên, họ sẽ trở lại. Tôi cũng mong vậy.
Hằng đêm vùi đầu vào bầu ngực mẹ mà tôi thầm nghĩ, có phải ông trời cũng cho hai mẹ con mình cái duyên gặp nhau?
Mấy quán nhậu mọc lên nhan nhản. Lần nào cắp sách ra bến đò tôi cũng nghe nồng nặc mùi rượu vànhững tiếng cười đùa hí hửng của mấy cô tiếp khách. Họ cười lanh lảnh, lâu lâu lại thêm thắt vài câu “quỷ xứ hà”. Mấy người phương xa cũng ngửi được tiếng tăm của cái xóm cù lao này. Họ gọi xóm này là xóm nhậu, ác miệng hơn là xóm đĩ.
Mấy nhà thầu đánh hơi được tiềm năng của cái cù lao này. Họ đổ xô đến mua tất tần tật từ ruộng vườn đến ao hồ, kinh rạch. Họ xây nào nhà nghỉ, nào khu du lịch sinh thái…Cái cù lao nhỏ bị bỏ quên xưa kia, giờ người ta sực nhớ tới. Nhưng tôi chỉ mong người ta quên lãng nó cho xong. Để nó sống cuộc sống yên bình.
Mẹ tôi không có đất, cái nhà tạm bợ kia là cậu mợ Hai cho ở đậu. Khi mấy nhà thầu tới cà kê ngả giá, cậu tôi đã quyết định bán hết ruộng đất. Cả nhà họ dọn qua bên kia sông xây một ngôi nhà tường để bán tạp hóa trong chợ. Bà Tư đưa đò cũng sắp bỏ nghề, nghe đâu người ta định xây cầu lớn lắm. Có lẽ ông Năm là người bám trụ cuối cùng ở cái mảnh đất này. Ông già rồi, không muốn đi đâu nữa. Mấy thằng thầu đâu có biết được ông đã từng chiến đấu anh dũng như thế nào trên cù lao này, ông giữ làng giữ xóm trước bom đạn của kẻ thù, rồi ngậm ngùi để lại cánh tay mình ở một bụi tre gốc dừa nào đó.
Mẹ quyết định để tôi lại nhà cậu mợ, quẹt nước mắt một mình lên thành phố kiếm việc. Ngày đi, mẹ nói nhất định mẹ sẽ về, sẽ mua cho tôi quần áo mới, sách vỡ mới. Mẹ hôn lên trán và ôm chầm tôi vào lòng. Những kí ức con trẻ bên người mẹ thân yêu chợt ùa về. Hơi ấm căng tràn. Rồi vụt tắt. Qua màn nước mắt, tôi nhìn theo cái dáng gầy còm của mẹ dần khuất khỏi con đường. Tôi đứng như chôn chân. Tay vịnh cửa nhà mà mắt tôi chảy ròng ròng như đập nước bị vỡ. Tôi thầm khấn ông trời, ông mau ban cho con cái duyên gặp lại mẹ. Thành phố ở đâu? Tôi không biết. Nhưng tôi biết, đó là nơi có một người để tôi trông chờ hằng đêm, để những dằn vặt ban ngày trở nên vô nghĩa.
Tôi nhìn vào nhà, cả nhà cậu mợ tôi đang ăn nồi cháo vịt. Cậu tôi nói vọng ra:
– Mẹ nó, bỏ lại cái của nợ này! Sao không chết phứt đi cho đỡ chật đất!
– Phèn!
Tôi lại bị con phèn liếm nước dãi đầy mặt. Trời xế trưa rồi. Tôi lật đật chạy ra chợ mua rau giá, xương thịt về nấu nồi hủ tíu cho buổi tối. Cơn đau nhứt đêm qua làm tôi ê ẩm cả người. Nhưng vì cuộc mưu sinh tôi phải ráng sức mới được. Nếu hôm nay tôi nghỉ, mai lấy cái gì ăn?
Lúc đi chợ về, tôi thấy một cậu nhóc là lạ ngồi trước phòng trọ đối diện nhà mình. Căn phòng đó vốn không có người thuê, kể từ khi một vụ tự tử xảy ra. Người ta nói rằng, oan hồn kia vẫn lẩn quẩn đâu đây, để chờ người thế mạng.
Tôi bước ngang cậu nhóc. Cậu khẽ gật đầu chào tôi. Tôi cười đáp. Trông cậu trẻ măng, rất thư sinh với đôi kiếng dày. Tôi tính bước vào phòng nhưng lại quay ra hỏi:
Leave a Reply