Email cũ bị mất. Các bạn có truyện muốn đăng vui lòng gửi truyện về [email protected]. Nhớ ghi rõ Tên truyện, chương nào.
Truyện gay boy Ám ảnh đêm – Tác giả: Caty. Tôi nhớ mãi ánh mắt cha tôi chiều hôm ấy, cha gánh cho tôi những giỏ đồ, chủ yếu là thức ăn mà mẹ tôi đã chuẩn bị từ đêm trước ra con đường lộ.
Truyện gay boy Ám ảnh đêm
Tác giả: Caty
Đứng đợi xe một chặp lâu, ông chẳng nói câu nào, chỉ lo cột lại mớ đồ sao cho nó chặt lại. Một việc làm mà ông nghĩ là có ích hơn là dặn dò tôi mấy câu nào đó. Mấy đêm trước, khi nghe tôi đỗ vào đại học, cha chẳng tỏ ra vui mừng tý nào chứ không như mẹ tôi, bà trở thành một cái loa phát thanh bất đắc dĩ, đi lu loa cho cả xóm. Kẻ ưa tôi thì họ mừng còn khối kẻ ghét thì cũng mừng nhưng chỉ lộ ngoài mặt, chứ trong bụng thì nhủ thầm: “ Hừm! Cái thằng ấy có đỗ đại học thì cũng chỉ phí tiền, chứ làm gì mà phải nhảy cẫng lên như con điên thế!”.
Họ bảo thế sau khi mẹ tôi về nhà chụm lửa tối cho gia đình. Đêm ấy có lẽ bà đã ngủ được một giấc thật ngon (ngủ ngon theo tôi thì không phải tính bằng “thời lượng” ngủ mà phải tính bằng độ sâu của nó kèm theo nội dung của những giấc mơ mà mình thấy được trong khi ngủ) trước khi phải nhận một cái tin chết tiệt của chị Ba Chèo ở cách nhà tôi khoảng vài công ruộng.
Có lẽ đêm qua, chị ngủ không được vì háo hức sẽ được kể cho mẹ tôi một cái tin vào sáng mai mà chị cho là rất quan trọng để tỏ lòng với mẹ tôi, đứa vay tiền trung thành nhất của mẹ. Một cái tin về tôi nhưng chẳng liên quan gì đến chuyện học hành (lẽ ra phải là như thế chứ) mà lại dính vào một chuyện động trời khác. Sáng hôm ấy, lúc mặt trời còn chưa tỉnh giấc thì đã thấy chị lấp ló phía sau nhà, lấy cây sào đang dựng ngược ở góc nhà thọc lấy, thọc để vào mùng của mẹ tôi, cứ như thể nếu mà không nói được với mẹ tôi điều này thì máu sẽ trào ra từ cổ họng chị. Mẹ tôi lồm cồm ngồi dậy vì thấy vật gì đó thọc mạnh vào nách mình. Bà mở mắt và nhìn ra phía cửa sổ thì thấy có bóng người khua chân múa tay như con khỉ già bị nhốt trong chuồng hàng chục năm vừa được người ta thả về rừng để hòa nhập với môi trường sống của chính nó.
Mẹ tôi vừa dụi mắt, vừa uể oải hướng về phía cửa sổ rồi bật giọng: “ Gì vậy bây! Mượn tiền hả? Sớm quá vậy không để cho người ta ngủ!”.”Không! Không có mượn tiền! Thiếm Hai ra đây con nói cho nghe nè! Trời ơi! Con mẹ Sáu Hồng tối qua phao tin đồn nhảm về thằng Út đó! Con thương thiếm lắm nên mới qua đây nói cho nghe nè! – Tiếng chị Ba Chèo khẩn trương làm mẹ tôi tỉnh hẳn. “Sao! Con đĩ đó nói gì?” – Ở quê tôi hay thế, mỗi khi không ưa gì về nhau thì dù chưa bao giờ nhìn thấy họ chổng mông hay ngửa mình lên trời và lấy tiền ai bao giờ cũng không bao giờ ngần ngại mà gán cho họ làm cái nghề thất đức ấy (chứ không riêng gì mẹ tôi).
“ Mà thiếm phải hứa là đừng có nói cho ai biết là con nói đó nghen, tôi tin thiếm nên mới nói cho thiếm nghe” – Câu này thì tôi nghe nhiều, rất nhiều nữa là đàng khác, ở cái chốn khỉ o cò gáy như thế này thì con người còn có thú vui nào khác hơn là đàn ông thì be bét rượu, đàn bà thì cứ rảnh rỗi thì sẽ ngồi tụm lại để bàn chuyện thiên hạ, nào là chuyện vợ ông chủ tịch xã lấy cớ mở quán bia ở phía bên kia sông để “lấy” chồng người khác, nào là chuyện ông Chín Ròm ở ngoài đường trông già thế mà còn sung sức lắm, hôm trước còn bỏ cả nửa tạ gạo để đè cho bằng được con mẹ bán giấy số lúc nào cũng ra rả là “thủ tiết” thờ chồng nuôi con, rồi là chuyện thằng Tâm (cạnh nhà tôi) xui xẻo vớ phải một con vợ “thiếu lông” nên làm ăn chẳng khá…Đại loại là những chuyện như vậy được các bà thêm thắt vào cho nó thêm phần hấp dẫn.
Tất nhiên, sau khi tàn cuộc thì những câu chuyện như thế sẽ mọc cánh mà bay đi. Và trước khi bay đến cửa nhà ai thì câu nói như chị Ba Chèo trở thành câu cửa miệng. Và tất nhiên là mẹ tôi hứa (như nhiều người đã từng hứa, nói chung là hứa lấy hứa để, hứa cho có để còn nghe người ta nói về con trai mình như thế nào ấy mà!). “ Con đĩ ấy điếm mỏ dễ sợ, nó đồn là thằng Út của thiếm là…là…!”. “Nói nhanh đi! Là gì?” – Mẹ tôi bắt đầu cáu. “ Để từ từ con nhớ đã chớ! À! Tụi nó nói ghê lắm thiếm ơi! Nó nói là thắng Út của thiếm là quái thai! Là thứ quái vật gì đó chớ hỏng phải là con người bình thường!”. Mẹ tôi chuyển từ cáu sang điên tiết: “Quái vật là làm sao? Không bình thường là sao! Nói!”.
Không phải là nói nữa mà là mẹ tôi đã hét, tiếng hét của bà làm kinh động cả giấc ngủ của cha tôi, môi ông bật ra một câu rất sẳn giọng như thầm tiếc cho một giấc mơ đang ngon trớn và cũng quên luôn không khí của gia đình mình, không khí của một gia đình có thằng con trai được đỗ vào đại học: “ Mất hết giấc ngủ người ta, làm gì mới giờ này mà hét toáng lên như thế!”. Chị Ba Chèo khẽ rùng mình cúi gập người như kẻ trộm bị chủ nhà phát hiện dù vẫn nghĩ mình đang làm một việc rất có ích cho người khác. Nhưng mẹ tôi thì không hề hấn gì, bà chỉ ngoái đầu vào trong nhà một cái rất nhanh rồi hạ khẽ giọng: “ Nói tiếp cho tao nghe coi!”. “ Dạ!” – Chị ta vừa thập thò vừa thỏ thẻ:” Bà ấy nói thằng Út nhà thiếm là con thú vật, vì chỉ có thú vật mới có kiểu yêu thương kiểu bệnh hoạn như nó! Cái rồi bả nói, con gái làng này đâu có thiếu, bao đứa đến tuổi “ngứa háng” đầy ra đấy lại không chịu lấy bậy một con mà lại đi liếm đùi của thằng Tạo làm công ở nhà ông Năm Đen!”.
Mẹ tôi như bị ai chơi xỏ xối mạnh một gàu nước (mùa này là mùa lạnh) vào mặt mình, bà đứng sững người mặc cho chị Ba cứ thao thao bất tuyệt: “ Bà ấy nói là bửa trước, mấy đứa con bả đem mấy chai ra ngoài sông nhậu, lúc về ngang qua chòi của thằng Tạo thấy có bóng người lạ, tưởng là thằng ấy lâu ngày khát gái nên kéo con nào về chòi để thỏa cơn, tụi nó cũng muốn vào để kiếm chác. Ai ngờ khi vạch lá nhòm vào thì thấy…thằng Út! Tụi nó nôn mửa không kịp chạy về nhà luôn! Đó! Thiếm thấy con đĩ đó sạo ghê hôn? Chuyện như vậy mà cũng tưởng tượng ra cho được. Con thì đâu có tin. Thiếm qua thiếm cào nhà con đĩ đó xuống đi. Mà nè! Thiếm nhớ là đừng có nói là con nói nghen!”. Nói rồi, như đã xả hết những gì đã dồn ứ cả một đêm qua, Chị Ba Chèo khẽ khàng nhón gót băng vào những lùm cây rồi mất dạng. Bỏ lại mẹ tôi thẫn thờ sau những lời bàn tán khủng khiếp về đứa con trai út ít của mình mà chẳng thể biết thực hay hư ảo. Và mẹ cũng chẳng biết tôi đã thức trắng một đêm qua (Ai đỗ đại học chẳng vậy, tôi nghĩ thế!) để được nghe người ta nói về mình như thế này. Thế nhưng tôi ráo hoảnh, chẳng hiểu vì sao, hay cái sự điếng nó đã vượt tầm khống chế của tôi để hóa thành mình là kẻ liều lĩnh và không còn biết sợ bất cứ một điều gì nữa. Nhưng cảm giác ấy chỉ tồn tại trong chốc lát, môi tôi bắt đầu run lên vì nghĩ đến những thảm họa đang chực chờ ập xuống cuộc đời mình.
Mẹ tôi vẫn đứng đó như người chết đi vừa bật mồ sống dậy, trông nhợt nhạt đến thảm hại. Người đàn bà vẫn được bao kẻ khen là có những đường tròn rất hợp lý, có đôi mắt sẫm buồn luôn ướp những giọt sương trong ( tôi vẫn hay nghe cha tôi thì thầm như thế trong lúc ngủ) và có thể gây hứng thú cho bất kỳ gã đàn ông nào trong làng ( trừ những đứa con nít hay những thằng mới tập tễnh làm thanh niên) bỗng giờ đây chảy xệ những vệt dài nhảo nhoẹt. Đôi mắt như quên chớp, hướng về một phía vô định rồi lê la gót chân mình một cách nặng nhọc ra phía cửa. Mẹ quên cả việc mang dép (Một thói quen chưa bao giờ bà đánh mất) mà cứ để đôi chân trần trắng phếu trôi dần phía ra đồng, tôi lạnh toát người khi nghĩ đến cảnh nếu bà sang nhà bà Sáu Hồng để làm tỏ ra mọi chuyện. Là người nằm trong cuộc tôi biết chắc mẹ tôi sẽ phải chịu một kết quả thê thảm hơn lúc này.
Tôi định chạy theo bà nhưng lại có một lực hút nào đó rất ghê gớm mà chẳng nhấc nổi chân mình lên. Tôi không thể tự khai mình đã nghe được câu chuyện của chị Ba Chèo khi nãy và lo nhất là mình sẽ nhìn vào mắt người đàn bà đã nuôi tôi ngót nghét hai mươi năm trời như thế nào khi người ta nói về tôi là thú vật, là một thằng con trai lại đi “liếm đùi” của một thằng con trai khác. Càng nghĩ tôi càng thấy sợ mình hơn, phải chi tôi là con đàn bà thì dù có xấu xí và man rợ cho đến đâu, ngực lép đến nổi phải độn bao nhiêu lớp vải (hay mút, sốp gì đó) mới đầy được chiếc áo ngực hay hai cái mông sẽ lồi ra quá thể rồi thỏng ngược xuống dưới mà nếu có dâng cái cửa mình to sấp hai lần cái khổ mà bao gã đàn ông cần hay liếm ở những thứ khác cao hơn đùi một tý thì dẫu phải bị mang tiếng là thứ gái hoang đàng, là thứ đàn bà chửa hoang hoặc chỉ tổ lấy chồng kẻ khác thì may ra tôi vẫn còn cơ hội để được giống với khối đứa con gái trong làng (Tôi biết thế vì năm nào chả có đứa được cha mẹ đưa xuống bệnh viện Tỉnh phá con, lại còn may lại cái màng trinh nữ nữa, mấy câu chuỵên như thế này thì làng tôi không thiếu, nhất là khi những thằng con trai ở các vùng khác đến và cảm thấy mảnh đất này dễ sống hơn quê chúng rất nhiều). Còn với thứ như tôi thí nó lại không – hề – giống – bất – kỳ – ai, nó cá biệt một cách vô cùng tận. Và khắc nghiệt nhất là sự cá biệt này lại là điều đáng kinh tởm nhất ở quê tôi, một sự rẻ khinh đã được mặc định từ hàng nghìn năm trước bao trùm lên tôi đến ngạt thở. Cứ nghĩ đến dân làng này, người nào cũng tưởng tượng (trừ tôi ra vì tôi không cần phải tưởng tượng mà chỉ cần nhớ lại) cái hình ảnh tôi đang quỳ rạp dưới chân Tạo thì họ chưa cần phải móc họng cơm cháo nó cũng đã bị thốc ngược mà vọt tung tóe ra ngoài ấy chứ. Thế nên ở quê tôi mà đặc biệt là giữa – các – làng – này tôi cảm thấy mình trở thành một loài động vật hiếm ( không quý) có nguy – cơ – bị – tiệt – chủng.
Trong lúc, những sợi dây thần kinh của tôi đang căng, những thớ thịt giật bắn lên như có ai chơi đểu dí chui điện để đun sôi những dòng máu trên người tôi đang ngược xuôi tìm chỗ náu. Như tôi cũng vậy, tôi đang khiếp sợ cảnh hai mẹ con nhìn nhau tóe lửa. Sự ám ảnh ùa về lạnh lùng đến nỗi nghĩ đến đôi mắt nhân từ của mẹ hôm nào sẽ đỏ rực lên và nấu chín cả tim, gan, óc ác của tôi. Vì sao thế! Vì tôi đã là niềm hy vọng lớn lao nhất của bà, niềm hy vọng về một đứa con trai ngoan hiền, đỗ đạt và sẽ làm bà nở mặt. Là cái chỗ kín của bà chỉ tuồn ra đời những sản phẩm hoàn thiện (điển hình là chị tôi đã lấy được chồng ở Đài Loan, sống như thế nào ở bên ấy không biết nhưng cứ vài tháng lại rủng rỉnh gửi tiền về cho bà) chứ không như nhiều cái lỗ hầm hố khác, tối nào cũng chỉ biết nằm suồng sã ra giường đợi chồng về để bày trò vui với nhau, bất kể là có kinh hay có bầu gì cũng vui vẻ ráo, giáp năm rồi đẻ, đẻ xong lại tiếp tục vui. Một cuộc vui xoay vòng hết ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, năm khác. Ấy thế mà giờ đây, không phải ai khác mà chính là tôi đã trở thành nổi sỉ nhục to tướng cho bà, bôi cức lên cái gia đình danh giá mà bà đã tạo dựng mấy chục năm nay. Càng nghĩ lại càng thấy lo, thấy sợ, trong giờ phút này, nó át cả tình cảm của tôi đã trót ban cho một thằng con trai man dại ấy.
Ấy là một đêm trăng sáng bừng, thả những đọt sáng xuyên qua các táng lá cau nhuộm vàng cả khu vườn phía sau nhà tôi. Khu vườn mà từ trước đến cho đến nay tôi vẫn nghĩ đó là nơi thi sĩ họ Hàn lấy cảm hứng để viết lên bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, dù biết ở ngoài Huế cũng có ít nhất một khu vườn xanh mướt và tĩnh lặng như thế. Ý tôi là khu vườn phía sau nhà tôi nó cũng đẹp như một bức tranh được thay đổi màu sắc liên tục trong ngày. Buổi sáng nó xanh mướt, ngã màu giữa lúc chiều và huyền diệu lúc nữa đêm.
Có một đêm tôi ngồi bệch dưới thân cau, thả chân mình xuống con mươn mà nước của nó trong đến nổi dù một khe sáng nào có mỏng mảnh đến đâu vẫn có thể đâm thủng đến tận đáy. Mẹ của nó là dãy núi phía đằng xa, sau những cơn hả hê hứng nước của trời rồi tinh lọc lại và đẩy ra các khe khốc của mình. Bà trong có vẻ rất hả dạ nên khi nào nhìn cũng thấy xanh nõn nà, mơn mởn. Từ phía thượng nguồn, những dòng nước ấy cứ luồn lách dưới đất, chúng chẳng biết đến ánh mặt trời nên thân nhiệt chúng bao giờ cũng rất thấp, chừng khi đến với nơi này thì chúng mới ló được đầu ra nên chẳng còn cảm giác nào hơn là cứ ngồi đấy thỏa thê để mặc chúng liếm láp, lượn lẹo, uốn éo dưới chân mình. Thật mát lành và sảng khoái. Khu vườn này không phải là của riêng của nhà tôi mà nó đã được chia năm xẻ bảy từ lâu lắm, cứ tính dọc theo những thân cau là sẽ biết khu nào là của ai. Thế nhưng không biết tự lúc nào tôi vẫn nghĩ khu vườn ấy lúc vào đêm thì chỉ của riêng mình. Vì chẳng có ai ra đây vào lúc này (vì họ còn nhiều thú vui khác như: thú rượu chè, thú vợ chồng chẳng hạn, vân vân và vân vân) để giành với tôi cả. Và thế là nó mặc nhiên trở thành một không gian riêng của tôi. Tôi hay lang thang ra ngoài này vào lúc giữa đêm, đặc biệt là những đêm có trăng rằm soi lồng lộng, như đêm nay chẳng hạn. Nhưng có một điều lạ là lúc tôi ngồi thỏng chân xuống mương lại thấy thấp thoáng dáng của một thằng thanh niên khác. Điều này làm tôi ấm ức vì có kẻ đang rắp tâm đòi chia chác khu vườn này, nhất là lúc đêm đang đẹp như thế này. Hơn nữa nó là một thằng rất lạ, như ở đâu xa lắm mới về đây. Ỷ thế mình gần nhà – điều này tôi thú nhận mình có phần giống với con chó mực nhà tôi, khi nó đi rong ra làng bị mấy con chó hàng xóm rượt thì phải chạy đến trối chết, nhưng đến khi về được đất nhà thì liền ngoái đầu lại sủa oang oảng làm ra vẻ anh hùng – Tôi cất lên một cái giọng sực nức mùi chanh khế (khác với vẻ oai vệ vốn chỉ có ở những thằng con trai): “Ê! Ông anh ở đâu đến đây vậy?”.Dường như chẳng ngửi được mùi ngoa nguýt của tôi, gã ngước lên rất nhẹ: “Tui làm công ở nhà ông Năm Đen đó!”. Vừa nói, gã vừa nhúng cái quần dài màu sẫm sệt màu bùn đất xuống mương. Cái mương nước của tôi nó trắng ngần hàng bao nhiêu năm nay thế mà đêm nay lại bị một kẻ đe dọa. Nghĩ đến cái quần của thằng làm công bẩn thỉu, tối ngày vật vã với đất, với bùn tôi bỗng chạnh lòng xót xa cho cái mương ấy, vốn luôn tinh trong ở lòng tôi. Được rồi! Tôi nhíu mắt rồi hướng về phía trên nguồn. Qua khoảng năm thân cau thì tôi ngồi phịch xuống rồi kéo quần ra vãi nước. Đó như là sự trừng phạt của tôi dành cho gã, rồi quần áo của gã sẽ ngấm mùi ngai ngái được bốc ra từ cơ thể của tôi. Rồi tôi thầm nghĩ sau chuyến này, gã sẽ tởn kinh mà biến luôn ra khỏi khu vườn này. Nhưng không! Tôi đã lầm vì gã lì hơn tôi tưởng. Đêm hôm sau, tôi lại thấy gã đến đó và vẫn tiếp tục dìm áo quần xuống mình xuống mương, mỗi lần gã nâng cái quần lên rồi hạ xuống là mỗi lần ruột tôi đứt từng đoạn một. Tôi muốn chạy ào tới rồi xối vào mặt gã: “ Mày biến đi! Cái thằng làm công chết tiệt, mày làm vẫn đục cả mương nước của tao rồi!”. Nhưng cũng chợt nhận ra mình quá vô lý, nên dù rất ấm ức tôi chỉ buông một câu hơi đểu: “Ủa! Nước ở đây thơm quá hay sao mà bữa nào cũng giặt đồ vậy ông anh?”. Gã cười hiền: “Tại có hai bộ đồ à! Phải giặt mới có đồ để thay phiên. Với lại chú Năm ổng nói nước ở đây cũng sạch lắm nên ra đây giặt cho tiện”. Tôi thấy lòng mình bỗng như đang mềm ra. Hóa ra người ta sợ tốn điện, tốn tiền nên đẩy thằng làm công ra đây giặt áo quần thôi ấy mà! Chứ có ai mà giành giật với mình đâu. Áo quần tôi không nhiều nhưng cũng có thể mặc cả tuần chưa hết thì với gã chỉ vỏn vẹn có hai bộ đồ, nên tối nào cũng phải giặt cho nó kịp khô vào ngày mai, đã vậy áo quần của gã chắc gì được tươm tất. Chợt nghĩ mình dường như hơi quá đáng nên thôi không còn để trong lòng điều gì nữa mà buộc miệng: “ Anh tên gì? Sao hỏng làm ở nhà mà đi làm công cho người ta cực vậy!”. Gã đáp lại gọn lỏn: “ Tên tui hả! Tui tên Tạo, Nhà tui ở gần núi lận mà cũng bán cho người ta mất rồi!”. “Sao lại phải bán?” – Câu trả lời của gã làm tôi không tránh được sự tò mò. “ Thì ổng bả bịnh, bán để lấy tiền vô nhà thương chớ sao! Bây giờ thì…chết hết rồi!”. Câu trả lời ráo hoảnh của gã làm tôi thấy chạnh lòng ghê, thấy khóe mắt mình cay cay dù cha mẹ mình vẫn còn sống sờ sờ ra đấy. Nghe gã nói tôi bỗng sợ. Sợ một ngày kia tôi cũng phải đưa cha mẹ mình về một nơi vắng lặng, tôi chẳng thể hiểu nổi mình khi ấy sẽ sống ra sao nữa. Dường như thấy mình hơi vô duyên, tôi thôi không hỏi nữa và ngồi đực người ra, nghĩ ngợi về một điều gì đó mông lung lắm…
– Ông bao nhiêu tuổi rồi? Chắc ông còn đi học hen! – Câu hỏi của gã làm tôi bật khỏi dòng suy tưởng
– Mười tám tuổi! Ò! Tui còn đi học. Thế còn ông?
– Hai mốt rồi! Tui cũng có đứa em trai, nếu có còn sống bây giờ cũng bằng ông đó!
Tôi định hỏi “Vì sao chết?” nhưng nghĩ lại sao mình chỉ biết hỏi những câu khó trả lời nên thôi. Mà sao gã chỉ toàn chuyện buồn thôi ấy nhỉ. Ngồi nói chuyện với gã có chút xíu mà ôm về cả mớ chuyện buồn. Trước khi về tôi nói với gã: “ Gọi anh em đi hen! Em nhỏ hơn anh mà!”. Gã cười rồi gật đầu: “ Sao cũng được!”
Kể từ hôm ấy tôi không còn gọi gã là ông nữa mà thay vào đó bằng “anh”. Một cái từ thật dễ gọi như thế những cũng đã có mấy lần làm tôi líu lưỡi dù cách gọi này do mình tự đề xuất chứ chẳng phải do ai khác. Tối nào tôi cũng gặp anh tại vườn trăng ấy (tạm gọi là như thế dù không phải đêm nào vườn cũng có trăng). Anh kể cho tôi nghe quảng đời thơ ấu của mình mà tôi phải chảy hết nước mắt. Những ngọn đồi khô nức, một vũng đất cỗi cằn đã gắn bó với anh suốt quảng đời trẻ dại. Tôi nghe và chỉ biết khóc, khóc lặng lẽ vì không thể ngờ trên cuộc đời này lại có người phải sống cùng cực đến như thế. Đã cùng cực mà lại buồn. Tối về chỉ làm bạn với dế giun, với đám côn trùng cứ ỉ ôi hết ngày này sang tháng khác. Thấy ngọn đèn mà cứ ngỡ mình đang sống trong mơ. Trời đất xui khiến thế nào rồi đứa em thơ duy nhất của anh cũng bị đá trên đồi rơi xuống đè tủy xương nát vụn. Nó chết trong tức tưởi mà không kịp hiểu mình chết vì lý do gì. Anh kể mà tôi cứ nghĩ mình đang trải qua một cơn ác mộng giữa cuộc đời này. Nỗi ám ảnh về tuổi thơ anh nó làm tôi nghẹt thở nhưng cũng vì thế mà tôi cảm thấy mình biết yêu thương nhiều hơn. Tuy nhiên anh lại không muốn tôi khóc, mỗi lần như thế anh lại bảo: “Bữa sau anh không kể cho nhóc nghe nữa đâu! Bắt anh kể rồi khóc lóc thế này thì ai mà dám kể nữa chớ!?”. Tôi gật đầu mỉm cười dù nước mắt vẫn còn lem trên khóe miệng. Có một điều rất lạ là với những thằng bạn, tôi sẽ không bao giờ dám khóc một cách hồn nhiên hay có để lộ cảm xúc của mình nó bung ra lênh láng như thế. Vì khi ấy chúng đã xổ thẳng vào mặt tôi rồi: “Mày là đàn bà hả?”. Nhưng với anh thì ngược lại. Anh không nói như thế vì: “ Đứa em của anh cũng vậy! Nó hay khóc khi buồn!”
Rồi bắt đầu từ đó, trên con đường đi học về tôi mới biết để ý đến khoảng đất mà anh đang làm cho ông Năm Đen, nó rộng như vô tận. Mỗi lúc đi ngang nơi ấy, tôi đều thấy anh chống cuốc, nhíu mắt mỉm cười nhìn ra đường như thầm bảo: “ Tối nay ra vườn trăng nghen!”. Tôi cười lại, một nụ cười rất lén lút vì sợ đám bạn nhìn thấy mình tự nhiên đến khúc này lại cười một mình. Thế nhưng cũng có sau một buổi chiều như thế anh không đến, tự nhiên tôi thấy lòng trống trãi ghê vì chưa chuẩn bị tâm thế cho mình. Một thói quen được hình thành đâu có dễ, nó gợi tôi nhớ lại những ngày trước, lúc ra vườn chỉ thích có một mình. Khi anh đến thì thói quen này đã được thay đổi và tôi thấy cảm giác này dễ chịu hơn, cảm giác được cùng anh nói chuyện hoặc chỉ ngồi im lặng giữa khu vườn này. Lúc ấy tôi dường như quên tất cả và thấy thời gian như đang chạy rất gấp rút và vội vàng. Nhưng đêm nay lại không còn cảm giác ấy nữa rồi, nước cứ chảy dưới chân tôi thật chậm và tôi cũng thật buồn. Tôi chợt phát hiện ra mình sẽ rất khó khăn nếu sống mà không có được những đêm trò chuyện cùng anh và nghĩa là tôi đã đặt một tình cảm rất nặng về anh, khác với tình cảm bình thường. Rõ ràng là sau khi đi uống cà phê tán gẫu hay ăn kem với ai đó (khác anh) xong thì về, không quyến luyến, không bức rức.Vậy thì tại sao mỗi khi ở bên anh tôi lại chẳng muốn về, cứ muốn cho đêm nó dài thêm tý nữa, tý nữa (Tôi thầm năn nỉ trời như thế). Đêm về ngủ cũng chẳng được, lại cứ mong cho hết sáng, sáng lại mong cho hết ngày để tối đến, trăng lên. Vậy là tôi yêu anh! Phải thế không? Mà ở quê tôi người ta đâu có tin một tình yêu như thế!
Vâng! Tôi yêu anh và tôi biết mình là ai giữa cõi đời này. Cái khó là tôi chẳng thể tìm thấy ai ở đây giống mình cả, hoặc là có nhưng tôi không biết cũng như họ không biết tôi. Tôi biết mình là một thằng “hồn trương ba da hàng thịt”, là con trai nhưng lại có một tâm hồn khác giới. Biết là lạ như thế nhưng tôi chẳng thể lý giải vì sao, chỉ thấy sợ vì mình quá kỳ lạ trong cái làng này. Nỗi sợ ấy làm tôi trở thành một thằng con trai mang tiếng là cao ngạo, là lạnh lùng vì ít chịu tiếp xúc với ai, nhác thấy khách đến nhà thì trốn chạy vào phòng rồi phủ chăn từ đầu đến gót. Họ đâu biết tôi đang vật vã tháo chạy với số phận của chính mình. Tôi dám cá, một con người bình thường (không điên dại) mà nói rằng tôi không hiểu giới tính của mình là ngưới đó nói dối, rất dối nữa là đằng khác. Còn với tôi, nó đã được chứng minh bằng thực tiễn hẳn hòi thì làm sao có thể nói mình lơ mơ về giới tính của chính mình. Thực tiễn là sao? Một ông anh họ đến nhà tôi ăn giỗ rồi ngủ lại cùng tôi đã tẽn tò sau đêm ấy. Còn tôi thì ngượng đến chín người khi nhớ lại sự táo tợn của mình. Vì sao mình không kìm mình được. Không thể hiểu nổi. Cũng may là ông anh tôi chịu để bụng chuyện ấy chứ không nói cho ai nghe mà tôi nghĩ nguyên nhân là do ổng sợ tôi bị mang tiếng, hai là vì ổng cũng thấy thích và đồng lõa với tôi trong đêm ấy và ba là ổng cũng là người như tôi.
Vì biết mình là ai nên hiểu được cái tình cảm mà mình đã dành cho anh như thế nào, tôi không chịu nổi nữa khi không gian cứ yên ắng mãi như thế, không có một điều gì (như tiếng chân, tiếng rẽ lá…) để tôi hy vọng rằng anh sẽ đến cả. Thế là tôi phải tự đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của chính mình. Tôi lèn mình qua khu vườn, băng qua cánh đồng rộng rồi lội dọc theo một khúc sông. Nơi anh cất tạm cho mình một cái chòi tranh ở đó. Lúc tôi đến, thấy anh ngồi trên tấm phản, môi hững hờ buông ra những đợt khói mỏng còn đôi mắt thì dừng lại ở phía đằng xa. “ “Sao bửa nay anh không ra?” – Tiếng tôi như nấc nghẹn – “Anh làm em lo lắm anh có biết không?”. Tôi bỗng như quên mình, buông xả dòng cảm xúc dữ dội không thể nào chế ngự. Anh quay người nhìn tôi, anh không trả lời câu hỏi của tôi đang treo dở mà lại quở: “Sao không ở nhà ngủ đi, sao giờ này còn chạy ra đây!”.“ Thì em…thì em thấy buồn nên chạy ra đây thôi! Mà sao anh không trả lời câu hỏi của em vậy?”. “Bửa nay mệt nên không ra”. Câu trả lời của anh làm tôi thấy hụt hẩng, là tôi đã đợi lầm người rồi. Tôi bắt đầu tiu nghĩu: “Bộ anh không thích chơi với em nữa hả? Anh chán em rồi sao?”.”Nghĩ bậy không à! Ai nói không thích chơi! Mà nè… mai anh đi rồi đó”. Tôi hoảng hốt giật giọng: “Đi đâu?”.” Thì đi kiếm chỗ nào làm nhiều tiền hơn thì làm chứđi đâu?”. Tôi vỡ òa: “Anh đi thì ai ra vườn nói chuyện với em!” rồi kèm theo những tiếng nấc dài, cuồn cuộn dội thẳng ra phía bờ sông. Anh kéo tôi vào lồng ngực mình, hơi ấm từ anh lan sang người làm tiếng nấc như dịu lại:”Mà sao thương anh dữ vậy? Người dưng mà!”.ỪI Thì người dưng mà! Chứ có máu mủ gì đâu mà tôi phaỉ nặng lòng với nhau như thế. Tôi buông ra một câu hững hờ ngượng nghịu: “Ừ hen! Người dưng mà! Hỏng biết sao em lại thích trò chuyện cùng anh!”.” Rồi cũng quên ngay thôi mà” – Anh đáp lại làm lòng tôi quặng thắt. “ Em hỏng có quên anh đâu!”. Anh lại kéo tôi vào ngực mình: “ Ngốc quá! Nhóc ạ!”. Cứ thế, đêm cứ dần trôi qua và tôi quên mất rằng mình phải về nhà, quên mất cha mẹ tôi đang chạy ngược xuôi trong xóm để tìm tôi. Trong lúc này tôi đã lịm dần trên ngực anh và say khước với men tình đang chín rục. Và tôi hy vọng đêm nay, tôi sẽ có cách giữ lại anh cho cuộc đời mình.
Thế nhưng tôi không giữ được dù đêm qua tôi đã phải chịu nhiều đau đớn. Lúc tôi thôi khóc thì anh vẫn nằm đó trầm ngâm. Đôi mắt anh bật một kiểu cười buồn man dại như muốn cuốn tôi vào trong sâu thẳm. Không thể cưỡng nổi mình, tôi bắt đầu cuộc truy đuổi đam mê bằng thể xác với hy vọng giữ lại anh. Trong lúc anh đang lúng túng, ngơ ngác và chưa hiểu được điều gì đang diễn ra với mình thì trên cơ thể anh đã chẳng còn một mảnh vải nào. Rồi anh lặng yên bất động ( Đó là sự cam chịu cố hữu chứ không phải là sự đồng tình mà sau này tôi mới hiểu).Tôi thả lên bờ ngực vuông vức của anh những vệt lưỡi sắc mềm, tê buốt. Khi bờ môi tôi chảy dần xuống phía bên dưới và gần chạm vào rốn thì anh mới chịu rùng mình, bật người dậy rồi buông một câu thảng thốt: “ Em đang làm gì vậy?”. Tôi ngước mắt, bất chấp ánh nhìn tôi như hoảng loạn của anh rồi bật lưỡi búng ra một câu ngạo mạn: “ Làm vợ anh! Em muốn làm vợ anh! Được không anh?”.” Không được!” – Anh hét lên. “ Sao lại không! Em yêu anh mà Tạo! Tình yêu của em không có tội Tạo ơi!”. Nước mắt tôi lại bắt đầu rơi lã chã, những giọt nước trào ra rơi ướt đẩm cả vùng dưới của anh . Trong chốc lát tôi đã trở thành một kẻ điên cuồng, dẫm đạp, phá bỏ những gì mà tôi luôn gìn giữ rất cẩn trọng. Tôi thở gấp, giật lấy bàn tay anh dí vào hang hốc mình rồi bật cười khanh khách, ôi cái giọng cười nó mới đau đớn và man dại làm sao! “Anh cần gì nào? Đàn ông cần chỉ một cái lỗ để hì hục vào thôi phải không anh! Em có nè! Tạo! Tạo ơi! Em có nè!” Tôi quên cả đất trời đang yên ắng, tôi quên mất cả hàng triệu ánh mắt của loài người ở ngoài kia đang hằn học, tôi quên mất tất cả để tìm cho mình một cứu cánh sống, để hoàn thành cái trọng trách với tâm hồn mình là phải làm mọi cách để giữ được anh. Nghe đâu đó khẻ ra một thanh âm trầm như một thứ gì đó bị vỡ ra tang hoang, khắp cơ thể tôi bị đẩy vào một miền đau đớn đến cùng cực, có cảm giác như mình đang bị đưa lên bàn mổ mà vị bác sĩ nào đó đãng trí đến nỗi quên tiêm thuốc gây mê. Tôi khóc ré, rên rĩ trong thảm thiết. Trên gương mặt của anh, vẻ thất thần đã dâng đến cùng cực, đầu óc của anh bây giờ chỉ là một khoảng không trống rỗng và không kịp nghĩ mình phải làm gì trong lúc này. Không gian bỗng dưng đặc quánh lại vì hơi thở của tôi. Trong cay xé, trong nỗi tuyệt vọng của một sinh linh vẫn chưa thấy một tia sáng nào cho tình yêu của mình. Vì anh vẫn nằm đó, không thỏa thê như tôi tưởng tượng, không thích thú như tôi nghĩ. “ Sao thế Tạo! Anh phải làm gì đi chứ? Bật dậy đi anh, một là yêu em hai là anh hãy đánh cho em chết đi chứ! Tạo ơi! Em không thể như thế này mãi được! Em kiệt sức rồi Tạo ơi!”. Rồi anh bật dậy thật, cuốn lấy tôi vật vã như một con thú lâu ngày chưa tìm cho mình một con “cái” nào. Người tôi bắt đầu run lên bần bật, mồ hôi chảy ra, đầu óc xoay cuồng dưới cơ thể anh. Tôi cảm thấy như có một thiên thạch hoang lao thẳng vào người mình, lùng sục, phá vỡ từng mạch máu. Anh đã đưa tôi đi đến một vùng cảm xúc rất lạ lẫm, đau đớn và đê mê cho đến khi tôi cảm thấy có một dòng nước nóng tung tóe giữa lòng mình. Tôi oằn người dữ dội rồi lịm hẳn. Sáng ra, mở mắt dậy tôi thấy mình đang nằm ở một nơi rất lạ. Không phải nhà mình mà là một cái chòi xiêu vẹo ở ven sông. Vách lá dòn rụm và mỏng mảnh để lọt bao khe nắng rọi vào chòi. Không thấy ai ngoài tôi cả, chỉ thấy trên mình vẫn còn lại một tấm chăn rất ngay ngắn. Bốn bề trống hoác, gió thổi rục rã ngoài triền sông mà không thấy ai bên đời mình. Mệt lã, ủ ê, tôi thất thểu như một cái bóng vô hồn, lê lết trên triền sông buổi sớm.
Thế chuyện đêm đó, tôi còn dám làm thì tại sao tôi lại phải sợ ánh mắt mẹ vào lúc này như thế! Đơn giản là vì trong khoảnh khắc ngộp thở ấy, tôi quên mất sự hiện diện của con người, và hơn nữa là tôi còn có anh. Còn giờ đây, sao cơn tỉnh giấc tôi mới tá hỏa rằng mình đang trơ trọi giữa hàng trăm, hàng nghìn ánh mắt đang nhìn tôi soi mói, giễu cợt. Và ánh mắt của mẹ nữa, sẽ là tràn ngập mùi ghê tởm với sản phẩm của chính mình.
Hóa ra mẹ tôi không đi ra nhà bà Sáu Hồng mà lội ngược ra phía triền sông, nơi cái chòi lá của anh vẫn đang hiện hữu. Nó đứng đó như trêu ngươi bà. Như nó nói rằng chính nó đã chứng kiến cái cảnh tượng hãi hùng ấy vào mấy đêm trước, cái đêm mà tôi nói dối bà là đã sang ngủ học bài chung với thằng bạn vào buổi sáng hôm sau. Hình như nó còn cười bà nữa chứ. Mẹ tôi điên tiết, hét toáng lên rồi giật, rồi chụp, rồi quăng, rồi ném…Phút chốc sự kiêu hảnh của cái chòi đã trở thành chuyện của quá khứ, nó ngã quặp sát mặt đất, tức tưởi chết (Với tôi thì cái nhà cũng là một sinh linh). Cái chòi của anh bây giờ chỉ còn là những đám lá buông nằm ngổn ngang đè lên những tấm tôn rách mục, vợ chồng nhà Táo (Ba viên gạch khối) cũng bị mẹ tôi hất tung lên về ba hướng. Tất cả đã bị chia lìa. Tôi đau đớn biết điều đó khi mấy ngày hôm sau, tôi lại trốn nhà ra đó để tìm chút ít hy vọng nào cho mình. Rằng anh vẫn đang ở đó đợi tôi. Nhưng không! Tất cả chỉ là hoang tàn, vỡ vụn. Cảnh tượng ấy đập vào mắt tôi như giáng một đòn chí mạng cuối vào cái khát khao điên đại của mình. Tôi lại rơm rớm nước mắt – Sao tôi lại hay khóc như thế cơ chứ! Tạo không thích thế cơ mà. Mẹ về nhưng không nói gì, hoặc như không đủ can đảm để nhìn váo sự thật của thằng con trai mình lại đổ đốn đến như thế. Tôi hơi mừng vì cái im lặng của mẹ, vì ít ra nó làm tôi dễ thở hơn vào lúc này. Chưa bao giờ mẹ tôi lại tệ hại đến như thế (Cha tôi cũng công nhận điều này). Nói như vậy không có nghĩa là tôi hỗn với mẹ mà đúng là mẹ “tệ” thật. Bà nấu cơm ba ngày thì khét đến 6 bữa, cá nhạt, canh mặn cứ liên tiếp trôi vào miệng cha tôi. Ông gầm gừ: “ĐM! Nấu ăn kiểu gì vậy?” Tôi muốn trào cơm ra mà thưa với cha rằng: “Tại con đó cha!”. Nhưng tôi lại hèn hạ, không đủ can đảm để nói lên điều đó.
Rồi mẹ chỉ chịu đựng sự im lặng trong một tuần. Thời gian ấy tôi nằm nhiều hơn ngủ nên rất thính những chuyện về đêm. Có một đêm mẹ chủ động chui vào mùng của cha, bà khóc ròng: “Ông ơi! Mình có lỗi với con mình nhiều lắm! Mình đẻ nó không được bình thường như người ta!”. Rồi tiếng của hai vợ chồng già khóc ròng, những tiếng nấc nghẹn tranh nhau phát ra quệt vào nhau tạo thành một chuỗi âm thanh hỗn tạp, nặng nề đầy u ám…Mắt tôi cay xốn. Tôi nhận ra một điều là cha mẹ không bao giờ đổ lỗi cho con.
Hai cha con đứng bên vệ đường để đợi xe. Một chiếc trờ tới. Thằng lơ nhảy xuống có làn da rám nắng giống hệt anh, nhanh nhảu: “Sài Gòn hả cưng?”.”Ừ! Tui đi Sài Gòn! Bao nhiêu vậy?”.” Thôi! Lên xe đi, yên tâm đi giá giống như trong bến thôi! Nhìn cưng là anh biết sinh viên rồi! Ai nỡ chặt!”.” Sạo” – Nói vậy, nhưng tôi vẫn ngoan ngoãn đưa cho gã mấy cái giõ đồ rồi bước lên xe. Lúc gã lên theo lại kèm thêm một câu làm tôi chột dạ: “ Anh cũng có thằng em như cưng vậy!”. “Sạo! Nó đâu” – Tôi lại bắt đầu giở thói tò mò của mình một lần nữa nhưng câu trả lời không buồn như của anh. “Nó học trong Sài Gòn á!”. Tôi cười rồi nhìn lại phía sau mình. Cha tôi vẫn đứng đó, bên vệ đường nhìn theo. Xe chạy qua một đoạn cua, bóng cha tôi mới chịu núp dần sau hàng lá cây sẫm tối. Hoàng hôn bắt đầu trùm lên những ngọn đồi, tối nay trời đất sẽ lại có một cơn hoan hỉ. Sự hoan hỉ bình thường – không như tôi. Khẽ cười với những dòng suy tưởng của mình rồi tự huyễn hoặc bằng một câu triết lý vụng: “ Trong mắt của thế gian tôi là kẻ không bình thường, nhưng sẽ không tầm thường trong trái tim của cha mẹ tôi!”. Vậy là đủ.
—- Hết —-
im lang says
KHONG BIET NOI GI LUON
Nhựt Nguyệt says
Văn chương rất tuyệt