Email cũ bị mất. Các bạn có truyện muốn đăng vui lòng gửi truyện về [email protected]. Nhớ ghi rõ Tên truyện, chương nào.
Doc truyen gay hay Con đợi mẹ về online | “Cô ơi, lấy cho cháu bó hoa hồng đằng kia nhé. Hoa cuả cô hôm nay tươi quá!”
Truyện gay hay Con đợi mẹ về
Tác giả: Đang cập nhật
Long chỉ tay về phía bó hoa ở gần cuối cuả dãy cơ man là hoa đủ hương sắc trong cửa hàng quen thuộc. Tuần nào cũng vậy, Long ghé vào đây, lựa tìm một bó hồng đỏ tươi.
“Lại hoa hồng hả con?” – Cô bán hoa vừa cười vừa sửa lại giấy gói để đưa cho vị khách hàng ruột.
“Vâng, mẹ cháu thích hoa hồng lắm.” – Long cười nhẹ, đáp.
Dạo gần đây, nụ cười của Long không tươi như trước nữa. Nó ẩn chứa một nỗi buồn rất mỏng, nhưng người nào nhìn cũng mơ hồ nhận thấy. Ai cũng nói nụ cười thoáng buồn ấy được di truyền từ mẹ.
Có hai lý do để Long hay ghé vào cửa hàng này. Thứ nhất, thể nào Long cũng chọn được một bó hồng thật tươi, loài hoa duy nhất mà mẹ thích. Lý do còn lại là cửa hàng nhỏ xinh này nằm trên con đường tiện cho Long đến bệnh viện thăm mẹ.
Đã một năm trôi qua. Mẹ đã ở bệnh viện chừng ấy thời gian. Dù đã thành thói quen, nỗi buồn vẫn cứ phảng phất mỗi lần Long bước ra khỏi cửa hàng và phóng xe về phía bệnh viện.
“Cậu đến thăm mẹ à? Lần nào cũng mang hoa nhỉ? Cho tôi gửi lời hỏi thăm bà cụ nhé.” Bác giữ xe nói trong khi ghi vé. Ông đã quen mặt nó từ một năm nay.
“Vâng. Hoa hôm nay tươi, chắc mẹ thích lắm.”
Phải như một năm trước, Long sẽ rất chắc chắn về câu nói của mình. Những ngày 8-3 hay 20-10, được con trai ngường ngượng giúi cho bó hoa, mẹ thể nào cũng xuýt xoa khen Long là mua hoa khéo thế, bông nào cũng đẹp, cũng tươi. Rồi mẹ cười, nâng niu những cành hồng có gai như thể đang nâng niu thứ gì quý giá lắm. Chỉ nhìn nụ cười thân thuộc ấy, Long cũng biết mẹ thích chúng nhường nào.
Nhưng lúc này đây, Long không rõ mẹ có còn thích hoa hồng không.
“Mẹ cháu dạo này ngủ được tốt hơn, không phải dùng thuốc nhiều. Nhưng bà vẫn thất thường lắm, có lúc thì ngồi im lặng không nói gì, chẳng ai hỏi han được. Có lúc lại hơi kích động, tự nói một mình rồi khóc.” – Ông bác sĩ cố gắng nhận xét về bệnh tình của mẹ Long cho có phần nhẹ nhàng, tránh tổn thương.
“Cám ơn bác sĩ ạ.” Long nở nụ cười hàm ơn.
Mẹ Long đang ngồi bên cửa sổ, nhìn xa xăm. Ngoài kia, những tia nắng muà hè rủ nhau tràn xuống, tắm táp cho cây cối và vô tư chọc tức người đi đường đang vội vàng chen chúc giữa những dòng xe dài tưởng đến vô tận. Dăm ba cụm mây lãng đãng trôi trên thảm xanh của bầu trời, dửng dưng trước cái tấp nập, hừng hực bên dưới. Mẹ hay ngồi như vậy, dường như đang nghĩ ngợi hay hoài niệm điều gì. Long đứng nhìn mẹ hồi lâu, thầm mong là mẹ nhận ra nó, lại đến xoa đầu và lại xuýt xoa khen hoa đẹp. Thế nhưng, lần nào cũng thế, sự xa lạ của mẹ làm vết thương một năm của Long lại nhói lên, tưạ hồ một cơn đau dạ dày mãn tính.
“Con mua hoa đến cho mẹ này. Mẹ thấy hoa có tươi không?” – Long khó nhọc kìm nỗi buồn đang thâm nhập từng ngóc ngách trong mình mà cất tiếng.
Mẹ quay lại, cái nhìn xa lạ và trống rỗng.
“Cậu lại đến thăm tôi à? Cậu có biết con trai tôi đâu không? Sao nó không đến?”
Long muốn lắm oà khóc thật to rồi chạy đến ôm mẹ mà nói rằng, con trai của mẹ đây, con trai mà mẹ hằng yêu quý và nâng niu đây. Thế nhưng, một năm cũng đủ cho cái cảm xúc tuôn trào ấy bị lý trí chế ngự và thuần phục. Long biết, mẹ vẫn còn lạc trong thế giới của nỗi buồn và tuyệt vọng. Mẹ chưa trở về được từ chốn quạnh quẽ ấy. Và Long phải kiên nhẫn chờ để đón mẹ…
“Long nó còn bận đi học chuẩn bị tốt nghiệp đó mẹ. Long nói nó nhớ và thương mẹ lắm!”
“Nó thương tôi sao không đến thăm tôi? Con trai bỏ mẹ ở đây thì chắc không thương mẹ nó nữa rồi!”
Từng lời nói của mẹ vô tình làm tim nó nhói lên. Cảm giác người yêu thương nhất không nhận ra mình và bản thân bất lực trước sự hờ hững của họ sao mà đau đớn đến vậy. Long nắm lấy bàn tay gầy guộc của mẹ, khẽ xiết. Nó chẳng thể nói gì nữa.
“Cậu có biết con trai tôi thương tôi thế nào không? Từ bé, nó đã là thằng nhóc thương mẹ rồi. Mỗi lần tôi ốm, cho dù là cảm xoàng thôi, nó lại bỏ chơi với bạn, lẽo đẽo theo tôi từng giây. Miệng nó thì cứ liên tục hỏi “Mẹ sao rồi? Mẹ sao rồi?” Cái lo lắng hồn nhiên của tuổi nhỏ làm tôi nhớ mãi…”
“Thằng bé to con tốt tướng thế mà nhát. Chuột hay gián cũng sợ. Có lần lấy đồ chơi dưới gầm tủ, nó thấy con gián chui ra. Thế là cu cậu ré lên rồi nhảy phắt lên giường, ôm tôi. Tội nghiệp thằng cu! Hiền như bụt thế, tôi chỉ sợ đi học bị bắt nạt thôi.”
“Mà cậu có biết nó giống tôi nhất ở nụ cười không? Ai quen cũng nói thế… Tôi nhớ nụ cười của cu cậu quá!”
Mỗi lần đến thăm, nghe mẹ kể về chính mình, bên cạnh nỗi buồn thường trực, Long còn thấy le lói một mảnh vui. Hình ảnh thằng con trai trong mẹ vẫn đẹp, vẫn trong sáng như ngày nào. Những giờ phút mẹ tỉnh táo và ngồi nói chuyện với nó sao mà yên bình. Để rồi, đến lúc phải đi, Long lại chào tạm biệt mẹ bằng nụ cười thoáng buồn quen thuộc. Long âm ỉ hi vọng rằng rồi một ngày, mẹ sẽ nhận ra cái nụ cười mà mẹ nhớ ấy, không là điều xa vời để phải hoài niệm. Cái nụ cười di truyền từ mẹ đang hiện diện trên môi nó, âm thầm chờ ngày mẹ trở về.
——————
Một năm đã qua với những cảm xúc dần thành thói quen. Bao giờ thăm mẹ về, Long đều nặng trĩu và rối ren những suy tư. Gắng gượng vượt qua một ngày mà không để ai tìm thấy nét buồn trên khuôn mặt hay sự u uẩn trong giọng nói, Long trở về nhà. Chỉ đến khi nằm trên giường trong đêm tối, nghĩ lại quá khứ hoặc nhớ đến cuộc nói chuyện về “con trai tôi” với mẹ, nước mắt mới chực trào, nóng hôi hổi.
Nó lặng lẽ khóc một mình, lặng lẽ ôm một niềm hối hận sâu thẳm. Từng hình ảnh quá khứ hiện về như những mũi tên lạnh lùng phóng mãi về phía Long.
Một năm trước đây… cái ngày định mệnh ấy…
Long về nhà sau ngày dài trên giảng đường. Bụng đói, mắt hoa, nó háo hức không biết hôm nay được mẹ thết đãi món gì. Vừa dựng xe vào nhà, nó đã chạy ngay xuống bếp. Thường giờ này mẹ đã nấu nướng xong xuôi, vậy mà hôm nay nhà bếp lại vắng cái bóng cao gầy, hai tay thoăn thoắt đảo đồ ăn và sắp chén dĩa. Long mơ hồ thấy bất an. Đang ngẫm nghĩ không biết mẹ ở đâu, nó thấy cửa phòng mình mở toang. Trong căn phòng tối, mẹ đang lặng người nhìn vào màn hình máy tính. Mãi về sau, cái cảnh mẹ ngồi bất động trong tĩnh mịch vẫn thường xuất hiện trong tiềm thức của Long, dần dà trở thành một nỗi ám ảnh khôn nguôi.
Không quay người lại, mẹ run run nói, chưa bao giờ giọng mẹ lạ thế “Con biết mẹ ngồi đây hai tiếng rồi mà chỉ nhìn bức ảnh này không? Tại sao lại vậy, hả con?”
Trong máy tính của Long, tất cả những bức hình đều không để lại bất cứ sự nghi ngờ nào. Ngoại trừ duy nhất một bức… Nhưng nó lại đủ để nói lên tất cả. Trớ trêu thay, đó cũng là bức hình mà Long nâng niu nhất. Kỷ vật ít ỏi về Hải mà Long còn giữ.
“Con trả lời cho mẹ. Nói với mẹ đây chỉ là trò đùa đi. Tại sao con và Hải lại hôn nhau tình tứ thế này. Tại sao tên bức ảnh là “Tình yêu của anh”. Con trả lời đi!” Mẹ nói trong hơi thở dốc. Phải chăng mẹ hằng trông đợi ở Long một sự bác bỏ?
Có lẽ đó là những phút giây nghẹn ngào và bối rối nhất trong cuộc đời Long. Nó đâu ngờ mình lại sơ sẩy, không tắt tấm hình này để mẹ thấy được. Long nhắm mắt, sục sạo trong mớ hỗn độn của tâm trí một câu trả lời thỏa đáng. Nhưng thứ duy nhất đến với nó lại chỉ là một câu trả lời thật. Nhưng cay đắng…
“Mẹ ơi, tấm hình đó không là trò đùa. Con và Hải đã từng yêu nhau. Rất yêu.”
“Yêu à? Mẹ không hiểu. Tại sao lại yêu?” Mẹ bàng hoàng. Giọng mẹ như lạc đi, hai bờ vai gầy run lên từng chặp. Dường như mẹ đang cố nén nước mắt.
“Vì con đã nghĩ con không thể sống thiếu Hải. Con đã không có cảm xúc với ai nhiều như với Hải. Đó không phải là tình bạn, con chắc chắn, vì nó mạnh mẽ hơn thế. Con yêu Hải, Hải cũng yêu con, như hai người yêu nhau thật lòng.” – Long nói một mạch, như thể chỉ chờ để bộc bạch những điều sâu kín ấy. Thế rồi, nó chợt phân vân. Mẹ có hiểu được chăng?
“Mẹ không hiểu. Nói cho mẹ nghe, mẹ đã dạy dỗ con sai hay sao mà để con dị thường thế này? Con yêu thằng bạn của con sao? Yêu nó sao? Con đã đủ lớn để biết tình yêu là thế nào chưa?” Mẹ quay lại, đanh mặt nhìn thẳng vào Long.
Long thấy mắt mình cay cay. Nó quỳ xuống, nắm lấy tay mẹ.
“Xin mẹ hiểu cho con. Con cũng khổ tâm lắm khi biết mình không giống những đứa con trai bình thường khác. Con chỉ yêu con trai được thôi. Không dễ dàng chút nào cho con khi chấp nhận được sự thật đó đâu mẹ ơi…”
Mẹ bật khóc. Dường như cái cụm từ “chỉ yêu con trai” đã làm tan nát thành trì cảm xúc cuối cùng của mẹ. Mẹ nói trong nấc nghẹn:
“Mẹ đã làm con hư… Mẹ nuông chiều con quá đến nỗi con dị thường…”
“Con xin mẹ đừng nói vậy. Con không dị thường. Đồng tính không dị thường, hoàn toàn không. Đó là điều tự nhiên đến và con đã phải chấp nhận. Con chẳng thể lựa chọn mà mẹ cũng chẳng làm gì sai. Con xin mẹ hiểu cho mà thương lấy con. Đừng ruồng rẫy con!” Long xiết hai tay mẹ, nước mắt lưng tròng.
“Con sai rồi! Mẹ sai rồi!”
Mẹ không nói nữa mà chìm đi trong tiếng khóc. Long bần thần không biết phải nói gì, phải làm gì. Tại sao nó lại sai lầm thú nhận sự thật trong lúc mẹ không chuẩn bị tâm lý? Tại sao nó không khôn khéo để tìm ra thời điểm an toàn hơn? Mẹ bước ra khỏi phòng, nước mắt vẫn rơi, bỏ lại Long đứng đơn độc chon chân giữa bóng tối, giữa cái thăm thẳm của nỗi giày vò vô hạn.
Bữa cơm hôm ấy im lặng đến nặng nề. Bé em Long bình thường vẫn líu lo kể về chuyện lớp học hôm nay thế nào, bạn bè ra sao thì hôm nay nhận ra bầu không khí trong nhà, cũng im bặt. Mãi cho đến khi ba cất tiếng, cái yên lặng ấy mới bị gỡ bỏ. Nhưng độ nặng của căn phòng vẫn không hề bay biến. Ba đã biết chuyện từ mẹ. Xưa nay, ông không phải là người nói nhiều và quan tâm hỏi han con cái. Long nhìn khuôn mặt nghiêm nghị của ông, phần nào đoán được câu chuyện về bức hình tình tứ của mình là một cú sốc không thể chấp nhận.
“Con là đứa có giáo dục, ba mẹ cho ăn học đầy đủ. Vậy mà… người không ra người… ngợm chẳng ra ngợm.”
Long vẫn cắn chặt hai môi. Những hạt cơm khô khốc càng trở nên khó nuốt hơn.
“Từ đời ông cố, ông nội rồi cả ba… ai trong họ hàng cũng bình thường, cũng lấy vợ sinh con, đẻ cái. Sao con lại trở nên hư hỏng như vậy? Mới có tí tuổi mà đua đòi cái thứ bệnh hoạn đó.”
Bệnh hoạn ư? Tại sao cả ba lẫn mẹ đều không hiểu cho Long, đều cho Long là dị thường, bệnh hoạn. Tổn thương vì thiếu chỗ dựa, Long lên tiếng thanh minh:
“Ba mẹ phải hiểu đồng tính không phải là căn bệnh. Nó không lây lan cũng không là kết quả của sự đua đòi. Việc phát hiện ra bản thân mình có cảm xúc với con trai đến rất tự nhiên. Con không thể lừa dối lương tâm mà nhận yêu bừa một người con gái được. Không thể!”
“Có gì là không thể? Ai cũng làm được, chả lẽ mày không? Mày có khác gì những đứa khác. Được nuôi nấng tử tế vậy mà chỉ biết làm xấu mặt ba mẹ thôi. Mày nghĩ sao nếu hàng xóm mắng vào mặt ba mẹ là không biết dạy con, để cho nó lại cái, đồng bóng. Hả? Mày nỡ bôi tro trát trấu vào ba mẹ thế à?” Ba quát lớn. Đôi mắt ông ánh lên nét giận dữ xen với nỗi thất vọng khó tả.
Mẹ vẫn ngậm ngùi trong im lặng, mặt cúi gằm. Bé em Long, vốn còn quá bé để nghe những chuyện người lớn thế này, trợn tròn mắt, nhìn từ Long sang ba.
Thứ ba nghĩ đến là danh dự của gia đình sao? Long cay đắng nghĩ. Rồi nó gằn giọng: “Ba có biết lại cái và đồng bóng là hai từ xúc phạm đến thế nào không? Hai mươi hai năm nay, con chưa bao giờ mảy may ý định làm mất mặt ba mẹ. Chưa bao giờ con học hành bê bết… Chưa bao giờ con đánh nhau… Chưa bao giờ con phá tiền. Con đã sai ở chỗ nào? Ba mẹ có nghĩ đến hạnh phúc riêng tư của con chưa? Cho dù thứ hạnh phúc đó bị ngăn cấm, bị cho là mất danh dự gia đình, dòng tộc, nhưng nếu đó là hạnh phúc riêng tư mà con khao khát, ba mẹ vẫn nhất quyết không chấp nhận ư?”
“Mày còn cãi lại à? Không bao giờ tồn tại thứ hạnh phúc bệnh hoạn như thế! Mày có muốn tao và mẹ từ mày luôn không? Bất hiếu!”
Long thấm thía sâu sắc nỗi cô độc khi nghe hai chữ “bệnh hoạn” và “bất hiếu” vang lên từ người mà nó yêu thương nhất. Rồi cái tủi hờn chuyển thành một cơn giận dữ. Giận bản thân? Giận những lời của ba? Hay giận cái định kiến tàn nhẫn của xã hội đang phân cách nó và gia đình? Long đứng phắt dậy, cố kìm những giọt nước mắt đang ầng ậc nơi khoé mắt.
“Nếu ba mẹ không chấp nhận một thằng con đồng tính trời đánh như con, thì ba mẹ cứ coi như con chết rồi đi.”
Nói rồi Long chạy một mạch lên lầu. Thứ cuối cùng mà nó nghe được là tiếng khóc nức nở của mẹ. Tiếng khóc bị kìm quá mức để đến lúc bật ra nghe thật não nề. Nó bịt hai tai lại. Chạy… Nó chạy khỏi tiếng khóc xé lòng, khỏi cái bi kịch của gia đình mà nó sâu sắc hiểu là do chính nó tạo ra. Nghiệt ngã!
Leave a Reply