Email cũ bị mất. Các bạn có truyện muốn đăng vui lòng gửi truyện về [email protected]. Nhớ ghi rõ Tên truyện, chương nào.
Doc truyen gay hay Vào động callboy online | Tôi bước vào, thấy má mì U50 ra chào đón – Ngồi xuống đây chú, chú quả là có con mắt tinh đời, chọn quán chị là chuẩn và xịn nhất ở khu này đấy. Này nhé, trai trẻ, yêu nghề, giá cả cạnh tranh, phục vụ tận tình, hiến dâng hết mình.
Truyen gay hay Vào động CALLBOY
Tác giả: Anh THỌ
– Dạ, thế mấy anh này đều là nhân viên quán chị hả?
– Ừ, mấy đứa đó đều con nhà lành hết đấy. Thích đứa nào thì chọn đi, rồi đưa nhau vào trong động phòng luôn, giá cả khỏi phải lăn tăn.
– Nói thật với chị, chị đừng giận, em chẳng ưng đứa nào ở đây cả. Chị có đứa nào ngon lành và mới nhất thì gọi đến đây cho em.
– Chú em đúng là kén ăn, hàng vậy còn không ưng. Nhưng không sao, yêu cầu của chú chị sẽ đáp ứng được, có điều là giá hơi chát đấy.
– Đậu má, đừng có lăn tăn chuyện giá cả với em, em tự ái đấy.
– Ok, chú đợi chị tí, chị gọi hàng về cho chú ngay đây.
Trong lúc đợi mụ chủ quán gọi hàng xịn về, tôi quay ghế ngồi hướng ra biển. Từng con gió mang theo vị mằn mặn của biển khơi táp thẳng vào mặt tôi mát rượi nhưng vẫn có chút gì đó gờn gợn. Tôi cứ ngắm mãi những con sóng lăn tăn đang say sưa đuổi nhau và tự hỏi không biết mỗi ngày có bao nhiêu con sóng xô bờ? Và cũng không rõ mỗi ngày có bao nhiêu thằng đàn ông ghé về đây tìm lạc thú xác thịt. Sóng ngàn năm vẫn tìm bờ giống như gay vẫn muôn đời trai, để rồi khi chúng gặp nhau, chúng vồ vập, vội vàng xoắn vào nhau, rồi bọt xủi lên bờ cát, rồi tan mau như chưa từng gặp nhau.
Đang chìm đắm trong những miên man suy tư, chợt nhớ ra là mình vẫn chưa có hàng, tôi quay sang hỏi chị chủ:
– Của em tới chưa? Lâu thế chị?
– Tới rồi, tới rồi, chú cứ vào trong phòng kia trước đi, 2 phút nữa em nó sẽ vào hầu chú.
– Ok, nhưng em nói trước, hàng không ngon là em bỏ đi chỗ khác đấy.
– Yên tâm, nhìn thấy hàng rồi đảm bảo chú không muốn đi đâu cả.
Tôi khoác ba lô đi vào trong theo hướng chỉ dẫn của chị chủ. Cái lối đi khá hẹp và tối, 2 bên là 2 dãy phòng song song, mỗi phòng chỉ vài mét vuông đủ kê cái giường. Mùi ẩm mốc, tanh nồng, quyện với mùi bao cao su, loại được phát miễn phí ở mấy trung tâm dân số kế hoạch hóa, tất cả trộn vào nhau gây ra một cảm giác ngột ngạt và rất khó thở. Tôi vào phòng và quăng cái ba lô xuống giường.
Tôi cảm nhận được chiếc cằm nhỏ đang trượt nhẹ trên vai mình cùng một hơi thở ấm áp chạy dọc theo gáy. Chưa kịp phản ứng gì thì lại nghe một giọng con trai thì thầm bên tai ngọt ngào như mía đường:
– Đợi em lâu chưa cưng?
– Lâu, từ lúc là một thằng đàn ông anh đã đợi em rồi.
Rồi tôi quay ngoắt lại bế thốc em lên và quẳng xuống giường. Tôi thực hiện hành động đó nhanh đến nỗi chưa kịp nhìn xem mặt em như thế nào, xinh hay xấu. Nhưng có lẽ lúc này xinh hay xấu cũng không còn quan trọng nữa, bởi xét cho cùng, cái chuyện bản năng nó phụ thuộc và cảm xúc và hứng thú nhiều hơn.
Tôi hừng hực khí thế, cởi quần định nhảy lên giường chiến luôn. Nhưng mới kịp cởi được có một bên ống thì tự nhiên thấy nó kêu lên:
– Ơ kìa, anh Thẩm, đúng là anh Thẩm con bác Du rồi.
Tôi sững người lại và nhìn kỹ thằng đó. Thôi, người quen thật rồi, trông nó quen lắm.
– Em… Em là…
– Vâng, em là Sự con cô Tướng đây mà, anh không nhận ra em sao?
– À, đúng rồi, nhớ rồi. Gớm, đợt trước anh về quê gặp em trông em còm nhom, teo tóp thế mà giờ em đã như Thủy Tốp thế này, sao anh nhận ra được. Mà anh nghe nói, em đang học gì cơ mà, sao giờ lại đang công tác ở đây? Làm thêm à?
– Em học Trung cấp thanh nhạc ở Sài Gòn anh ạ, khoa thổi kèn. Học được 1 năm thì gia đình khó khăn quá phải xin bảo lưu. May mà cũng kịp học được một năm về thổi kèn rồi nên chị chủ đây mới nhận em vào làm. Nhưng chắc em sẽ theo nghề này suốt thôi anh ạ. Chứ học xong không biết có xin được việc không, nếu xin được thì lương cũng ba cọc ba đồng, không bằng em chổng mông vài cái.
– Nhưng em còn trẻ, lại tđẹp trai thế này, theo nghề này, không có tương lai đâu em.
– Có chứ anh. Chị chủ đang tính sắp tới sẽ đóng bảo hiểm xã hội cho bọn em, sau này về hưu em sẽ có lương. Cộng với số tiền dành dụm được trong thời gian làm ở đây, em dự tính sau này về sẽ mở một trung tâm đào tạo thổi kèn và các dịch vụ kèm theo cho những em trai nào có năng khiếu, có đam mê và thực sự và muốn theo đuổi cái nghề này.
Thế còn anh? Anh mang theo máy ảnh để làm gì thế?
Chúng tôi trò chuyện tí rồi nhập cuộc vui , trong lòng đầy suy ngẫm về cái cuộc đời lận đận kia , số phận con người rồi sẽ đi về đâu … mà thôi , chén thôi .
Xin tự giới thiệu, mình là phóng viên của Tạp chí Lẩu xoài xanh chấm ớt. Mình đi làm không phải vì tiền, bởi vì nhà vk mình giàu lắm, thích tiêu gì cứ xin vk, lúc vk hết thì bảo vk về xin ông bà già vk. Cuộc sống của mình sung túc, đầy đủ, nhàn nhã và thanh thản lắm, mỗi tội hơi nhục tí. Nói thật nhé, nhục thế chứ nhục nữa mình vẫn chịu được, chứ đi viết bài vất vả, lăn lộn vào mấy chỗ nguy hiểm để săn tin, săn bài rồi cuối cùng nhận mấy đồng nhuận bút còm cõi, mình không chịu nổi.
Nói chả đâu xa, thằng phóng viên của tạp chí mình đấy thôi, mới về, còn trẻ nên hăng săn tin, săn ảnh lắm. Hôm ấy nó đang làm cái phóng sự về tệ nạn tiêm chích ma túy, nó lén lút đi theo bọn nghiện về tận hang ổ của chúng nó. Đang cúi khom khom định chụp ảnh thì có thằng nghiện đằng sau nó cầm cái kim tiêm cắm phập phát vào đít. Cái kim thằng đó vừa chích xong còn dính máu. Rồi chúng nó hò nhau cướp máy ảnh, cướp ví, điện thoại, rồi thông ass luôn. Giờ thằng phóng viên đó đang bị SIDA hay AIDS gì đó, giai đoạn cuối rồi, mụn nhọt đầy người.
Mà nói thật, cái nghiệp phóng viên này ngày xưa cũng không phải do mình chọn mà tất cả đều do ông bà già ép mình. Còn nhớ, hồi ấy, sau khi chật vật tốt nghiệp cấp 3 với số điểm vừa đủ (mình thi 6 môn được 15 điểm cộng với 15 điểm ông già đút tiền xin cho là vừa đỗ), ông già mới gọi mình lại và hỏi:
– Đấy, tao nuôi mày từ bé đến giờ, cho ăn học đàng hoàng, giờ tốt nghiệp rồi mày tính sao? Mày có kế hoạch gì cho tương lai?
– Dạ, con định đi phượt Đồ Sơn khoảng 1 tuần, sau đó về sẽ đi nghỉ mát ở Nha Trang khoảng 1 tháng.
– Đậu má mày chứ, ý tao hỏi là mày định thi đại học gì? Định chọn nghề gì?
– Bố ơi, con thi tốt nghiệp còn thiếu mười mấy điểm, bố nghĩ con thi đại học được sao?
– Ừ, mày nói tao thấy cũng phải. Nhưng, không học thì sau này chỉ có nghề chổng mông cho nó đâm cọc vào thôi con ạ. Phải học thì đời mới bớt nhọc. Đi, đi theo tao, đi mau.
– Đi đâu bố?
– Cứ đi rồi biết.
Thế rồi bố đưa tôi đến nhà một thầy chuyên về tướng pháp, nhân tướng học, dâm thủy học, à nhầm, phong thủy học. Nghe bố nói thì ông thầy này nhìn người sẽ đoán được vận, sẽ biết người đó hợp với cái gì, nên làm nghề gì, nên học cái gì.
Lúc ông già đưa tôi vào gặp thầy, vừa nhìn thấy tôi, thầy đã trợn mắt rồi chắp tay niệm phật.
– Ôi, thiện tai, thiện tai, thí chủ có cậu con trai như thế này đúng là bách nhục, bách nhục.
– Dạ, sao thầy lại nói thế ạ? – Bố tôi hỏi với giọng lo lắng.
– Nhìn mặt tiểu tử này thì thấy đây là kẻ học hành thì hời hợt, ham đi phượt, ham phò phạch, thích lừa tình, lừa tiền con nhà lành. Ôi, tội lỗi, tội lỗi.
– Dạ, vậy giờ phải sao hả thầy? Con định cho nó đi thi đại học, nhưng chưa biết ngành nào phù hợp, thầy có thể chỉ giúp được không ạ?
– Đậu má, thí chủ đùa thầy đấy à? Có chịu học hành éo gì đâu mà đòi thi đại học. Thiện tai, thiện tai.
– Thi cử thì không quan trọng, con sẽ chạy tiền, thầy cứ cho con một ngành nào phù hợp với mệnh, với số của cháu nó ạ.
– Thế thì cho nó thi vào trường Nông nghiệp, khoa chăn rau đi.
– Ngành đó có hót không thầy? Ra trường có dễ xin việc không?
– Hót, thí chủ không thấy bây giờ nông dân nhiều nhan nhản ra à? Đâu đâu cũng thấy nông dân. Nhưng có điều…
– Dạ sao hả thầy?
– Với tiểu tử này, phải để cho tự lực thi cử, chứ nếu thí chủ cứ xin xỏ với đút lót tiền chạy điểm thì tiểu tử này không bao giờ khá được.
– Ý thầy là con cứ để tự nó thi ạ? Thế thì sao nó đỗ đại học được. Hay con cho nó thi cao đẳng, trung cấp được không thầy?
– A di đà phật, cao đẳng, trung cấp vẫn quá sức với tiểu tử này, không thi được đâu.
– Vậy là hết cách hả thầy?
– Còn, cách cuối cùng.
– Là gì ạ?
– Cho đi du học.
– Sao lại thế hả thầy?
– Thì thí chủ thấy đó, mấy nhà giàu có con học dốt quá, trong nước không đào tạo nổi họ đều gửi ra nước ngoài du học. Trình độ giáo dục Việt Nam còn yếu kém, không đào tạo nổi những học sinh có chỉ số ngu quá cao, nên phải gửi ra nước ngoài, những nước có nền giáo dục hiện đại, tiên tiến.
Được lời thầy, ông già tôi sáng mắt ra và tức tốc bắt tôi đi du học. Rồi sau đó ông xin cho tôi vào làm phóng viên của Tạp chí Lẩu xoài xanh chấm ớt như hiện nay. Để rồi giờ cuộc đời tôi đi làm như đi chơi thế này.
Sáng hôm ấy, đang ngồi đánh cờ với mấy bác xe ôm thì có điện thoại của tổng biên tập gọi:
– Alo, anh gọi em ạ!
– Cậu đang ở đâu đấy?
Leave a Reply